nghiên cứu
Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố liên quan đến kiến thức phòng chống đái tháo đường týp 2 của đối tượng nghiên cứu như:
Đối tượng 41 – 50 tuổi đạt kiến thức cao hơn 2 lần đối tượng 18 – 30 tuổi (p<0,01).
Đối tượng có trình độ học vấn trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung câp/cao đẳng/đại học có khả năng đạt kiến thức cao hơn đối tượng học vấn tiểu học (p<0,05).
Đối tượng được truyền thông về đái thái đường khả năng đạt kiến thức cao hơn 1,4 lần đối tượng không được truyền thông (p<0,05)
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra đối tượng có tiền sử đái tháo đường khả năng có thái độ tốt cao hơn 2,74 lần đối tượng không có tiền sử (p=0,001).
Nghiên cứu chỉ ra một số yếu tố liên quan đến thực hành phòng chống đái tháo đường týp 2 của đối tượng như:
Yếu tố giới tính, với nữ thực hành đạt cao hơn nam (p<0,01; OR=1,4)
Đối tượng có trình độ học vấn trung cấp/cao đẳng/đại học thực hành đạt cao hơn đối tượng trung học cơ sở (p<0,05; OR=2,3).
Đối tượng được truyền thông thực hành đạt cao hơn chưa được truyền thông (p<0,05; OR=1,7).
Đối tượng kiến thức đạt có khả năng đạt thực hành cao hơn (p<0,01; OR=1,3).
KHUYẾN NGHỊ
Đối với các cơ quan y tế tại địa phương: Kết quả nghiên cứu chỉ ra việc truyền thông có tác động đến kiến thức và thực hành của đối tượng nghiên cứu, tỷ lệ đối tượng chưa được truyền thông về đái tháo đường còn cao 56,3%, do đó các cơ quan y tế tại địa phương nên tăng cường các hoạt động truyền thông về đái tháo đường cho người dân, đặc biệt là về các biện pháp thực hành phòng chống và việc kiểm tra đường huyết định kỳ.
Đối với đối tượng nghiên cứu và người dân trên địa bàn: đối tượng nghiên cứu và người dân cần thường xuyên thực hiện kiểm tra đường huyết, sàng lọc các trường hợp mắc đái tháo đường để có các biện pháp điều trị và kiểm soát kịp thời.