Những vấn đề nóng ở Nigeria:

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích kinh tế nigeria (Trang 27 - 31)

1. Nạn tham nhũng:

- Chỉ số cảm nhận tham nhũng từ 1,6 năm 2004 lên 1,9 năm 2005 và xếp hạng thứ 152/159, Nigeria đã có những cố gắng tích cực trong phòng trào chống tham nhũng - Tham nhũng là một sự thật của cuốc ở Nigeria và tồn tại dưới nhiều hình thức. Đút lót ở

mức độ thấp được gọi là dash or chai, mục đích là được đáp lại, và được biết trước, hình thức này như một gói dao cạo dâu, một thùng rượu uyski hoặc một chiếc đòng hồ số. Đút lót ở mức đọ cao hơn bao gồm việc dùng tiền hoặc những món quà có giá trị để trả. Rồi đến tham nhũng chính trị bao gồm việc đút lót, các hậu quả : lạm phát cao, gói bầu cử giả tạo ngược lại với kết quả bầu cử. Các tập đoàn nhà nước thường hoạt động bằng việc thuê chính trị viên hơn là thuê các công chức được đòa tạo. Các dự án công thường không hoàn thành bởi các chính trị viên hay nhà thầu thường biển thủ quỹ. Hệ thống thuế nước này hoạt động cũng không có hiệu quả do tiềm năng doanh thu không rõ do việc trốn thuế rất p hổ biến và các công chức thuế thường tham nhũng.

- Theo ước tính từ khi giành độc lập vào năm 1960 đến nay, khoảng 300 – 400 tỷ USD thu nhập từ dầu mỏ bị giới cầm quyền biển thủ và tiêu xài hoang phí, tức gần tương đương với tổng số tiền viện trợ nhân đạo mà phương Tây dành cho tất cả các nước Châu Phi trong cùng giai đoạn đó.

- Nigeria là một quốc gia có tới 95% thu nhập là từ dầu mỏ nhưng những khoàn thu nhập này đã không được sử dụng hiệu quả, nền kinh tế Nigeria không đa dạng , hầu hết nguồn thu nhập được phân tán vào các hoạt động trợ cấp để giữ yên các tộc người.

- Từ năm 1980 – 2000, Nigeria được nhận 3,5 tỷ USD tiền viện trợ nhưng khoản viện trợ này đã bị nhà độc tài Sani Abacha tham nhũng. Sau khi biết được điều này, các nước giàu đã cắt hoặc giảm viện trợ cho Nigeria

- Tuy nhiên, sự nhiệt tình của các nước giàu bắt đầu được hâm nóng sau khi Olusegun Obasanjo trúng cử Tổng thống Nigeria vào năm 1999. Ông Olusegun Obasanjo là người nổi tiếng với chính sách chống tham nhũng. Từ sau khi ông này lên nhậm chức, mức tài trợ cho Nigeria tăng gấp đôi. Khoản nợ 32 tỉ USD trước đây chưa bao giờ có khả năng được xóa thì nay đang được xem xét.

- Được dân tín nhiệm, Olusegun Obasanjo tiếp tục nhiệm kỳ hai với các thành tích đặc biệt trong chống tham nhũng như thải hồi Bộ trưởng Giáo dục vì tội đã đút lót các nghị sĩ Quốc hội; Bộ trưởng Nhà ở cũng bị đuổi việc vì đã khai bán của công với giá rẻ mạt để trục lợi; Bộ trưởng Bộ An ninh quốc gia bị bỏ tù vì tội rửa tiền...

- Chỉ số cảm nhận tham nhũng từ 1,6 năm 2004 lên 1,9 năm 2005 và xếp hạng thứ 152/159, Nigeria đã có những cố gắng tích cực trong phòng trào chống tham nhũng. Nhưng Nigeria vẫn cần cố gắng hơn nữa để đấu tranh chống nạn tham nhũng.

2. Xung đột tôn giáo:

- Dân số Nigeria được chia thành hai khối: Hồi giáo và Kito giáo, bên trong hai khối này có đến 250 bộ lạc khác nhau. Cho nên những xung đột ở quốc gia này chủ yếu là xung đột tôn giáo.

- Năm 2004: đã xảy ra xung đột ở vùng cao nguyên, nơi những người chăn nuôi ở phía Bắc và các nông đân ở phía Nam trnh nhau kiểm soát những cánh đồng phì nhiêu. Cuộc xung đột này kéo dài hơn 2 tháng, một nhóm Hồi giáo đã sát hại 48 tín đồ hữu Kito.

- Nhưng kể từ năm 1999, khi nền dân chủ trở lại với đất nuớc, thì những nguời Nigeria lại đuợc tự do hơn để trút hết những ẩn ức của họ. Hơn 10.000 nguời hồi giáo đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ mà nguyên nhân có khi chẳng là gì: từ những cuộc phản đối chống lại những cuộc dội bom của Hoa kỳ xuống Afghanistan cho đến việc tẩy chay việc tổ chức tuyển lựa Hoa Hậu Thế Giới tại thủ đô Abuja.

- Nhiều người Nigeria khẳng định rằng lý lo đích thực của cuộc xung đột không phải là sự chia rẽ chủng tộc hay tôn giáo, bởi vì trong bao thế kỷ, người Nigeria đã có thể chung sống hoà bình với nhau, mà chính là tình trạng kinh tế yếu kém và trục lợi chính trị. - Ngoài các xung đột đất đai còn là những cuộc xung đột về sự bất công trong phân phối

nguồn thu nhập từ dầu mỏ: vì các nguồn thu nhập từ dầu mỏ nằm trong tay những nhà chính trị và được chi cho các vụ giải quyết xung đột tôn giáo.

- Các cuộc đụng độ do vấn đề tôn giáo, sắc tộc và chính trị hàng năm đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân Nigeria. Kể từ khi Tổng thống Olusegun Obasanjo đắc cử năm 1999 đã có hơn 10.000 người chết vì các vụ bạo lực này.

3. Bất bình đẳng giới:

- Vị trí xếp hạng hệ số GDI của Nigeria là 120/136.

- Nigeria cũng là nước đã phê chuẩn Cương lĩnh Hành động Bắc kinh vì bình đẳng giới, được thông qua năm 1995, theo đó, các quốc gia cam kết dành 30% ghế cho phụ nữ tại các cơ quan nhà nước. M ặc dù vậy, tỷ lệ nữ giới trong các cuộc bầu cử vẫn còn rất khiêm tốn.

- Vào năm 1999, chỉ có 12 phụ nữ Nigeria được bầu vào Quốc hội tiểu bang trong khi số lượng nam giới trúng cử là 978 người. Kết quả bầu cử lập pháp cũng không mang lại một bức tranh tươi sáng hơn. Tại Thượng viện, chỉ có 3 trên tổng số 109 thành viên là nữ giới. Và số nữ nghị sỹ tại Hạ viện cũng chỉ đạt 13 người trong khi số nghị sỹ nam là 347 nghị sỹ .

Cuộc bầu cử quốc hội tiểu bang năm 2003 chứng kiến tỷ lệ nữ giới tăng nhẹ khi có 39 phụ nữ được bầu so với 951 nam giới. Tuy vậy, cũng chỉ có 6,1%, tương đương với 21 phụ nữ được bầu vào Hạ viện (so với 339 nam giới) và 3,7% (4 phụ nữ) được bầu vào Thượng viện (so với 105 thượng nghị sỹ là nam giới).

Trong cuộc bầu cử lập pháp diễn ra tháng 4 vừa qua, có 59 trên tổng số 799 ứng cử viên Thượng viện. 2342 ứng cử viên Hạ viện, trong đó chỉ có 150 phụ nữ. Kết quả bầu cử còn đáng buồn hơn bởi chỉ có 9 phụ nữ trúng cử vào Thượng viện và 27 phụ nữ trúng cử Hạ viện.

 Tình trạng mù chữ:

Theo báo cáo của ủy ban phụ trách giáo dục phổ thông LHQ, trong số 135 triệu dân tại Nigeria, khoảng 64,4 triệu người không biết chữ, trong đó, tỷ lệ phụ nữ chiếm 60%. Điều này đã khiến phụ nữ ít được tiếp cận với những vấn đề mang tính chính trị, và vì thế hoạt động ở Nghị trường cũng kém hấp dẫn đối với nữ giới.

 Tài chính:

Không phải việc họ không thể đáp ứng được yêu cầu về tài chính, mà chính những điều kiện kèm theo từ ngân hàng và cơ quan bảo trợ mới là trở ngại đối với hoạt động chính trị của phụ nữ.

 Bạo lực:

Ở Nigeria, tình trạng bạo lực trong các cuộc bầu cử cũng là nguyên nhân khiến phụ nữ e ngại phải "dấn thân" vào con đường này. Tình trạng phân biệt đối xử nam - nữ, định kiến xã hội cũng là những rào cản đối với phụ nữ t rong quá trình tìm kiếm một vị thế chính trị lớn hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Nigeria Country Report 2007.

2. Nigeria Economic Reforms.(Progress and challengens, Tác giả: Ngozi Okonjo- Iweala

và Philip Osafo – Kwaako)

3. Nigeria NEEDS.

4. The economic development in Nigeria.

5. Trang Web: http://www.vietrade.gov.vn/old/market.asp?lang=vn&market=90

6. http://www.thitruongnuocngoai.vn/?ssoft=2006&newsID=4296&Region_id=176&subId =1

7. www.nigeria.gov.ng

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích kinh tế nigeria (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)