Chọn chủng bước 2.

Một phần của tài liệu Giáo trình : CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÌ CHÍNH VÀ CÁC SẢN PHẨM LÊN MEN CỔ TRUYỀN part 2 pptx (Trang 25)

Thường sử dụng các môi trường có hàm lượng đường 10%, nguồn nitơ hữu cơ thường dùng là: khô lạc hay khô đậu tương, khống chế lượng N tổng số 1,9 ÷ 2% có thể dùng nước chiết cám. Nguồn N vô cơ, urê hay amônium.

Các loại muối khoáng tương tự chọn chủng bước 1. Có thể chọn chủng bước 2 dùng môi trường như môi trường lên men công nghiệp. Cố gắng giữ và chọn các loài có khả năng tạo lượng axit glutamic từ 30 mg/ml trở lên.

Có thể chọn giống bước 3 bước 4 để chọn được những nòi cho hiệu suất lên men cao nhất.

3.4.3. Kết quả nghiên cứu trên thế giới

Qua nghiên cứu cho thấy các chủng vi sinh vật tách ra từ tự nhiên có khả năng sinh tổng hợp axit glutamic cao có thể chia hai nhóm chính theo Kinoshita và Tanaka (1972):

a. Loại vi khuẩn có khả năng tạo bào tử. b. Loại vi khuẩn không có khả năng tạo bào tử.

Nhóm thứ nhất chỉ có các vi khuẩn thuộc loài Bacillus, trong đó ở nhóm thứ 2 thuộc các loài: Mỉcococcus, Brevibacterium, Corynebacterium, Arthrobacter và Microbacterium.

Trong công nghiệp quan trọng nhất là các vi khuẩn quan trọng thuộc nhóm thứ hai có khả năng tạo ra axit glutamic từ 30 ÷ 50 g/l axit glutamic từ 100g glucoza. Các loại vi khuẩn này có đặc điểm sau:

- Vi khuẩn gram dương.

- Các vi khuẩn không có khả năng tạo bào tử. - Các vi khuẩn không chuyển động.

- Các vi khuẩn có tế bào hình que hay hình cầu.

- Có khả năng ôxy hoá axit glutamic ra ketoglutarat thấp nhất. - Có hoạt tính gluco hydrogenaza cao.

Một phần của tài liệu Giáo trình : CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MÌ CHÍNH VÀ CÁC SẢN PHẨM LÊN MEN CỔ TRUYỀN part 2 pptx (Trang 25)