3.3.1.Thủ pháp dán ghép điện ảnh và đồng hiện, dàn trải thời gian
Từ cách bẻ gãy trục thời gian, cách kể xen kẽ, và xáo trộn theo kiểu gián ghép đã tạo cho Nỗi buồn chiến tranh tính đồng hiện. Bên cạnh đó việc đẩy nhanh hay giảm tốc độ kể đã tạo cho câu chuyện vừa mang tính vận động trong hiện tại vừa mang tính chất hồi cố, hồi nhớ. Sự phối cảnh, lựa chọn các gam màu chủ đạo, tổ chức linh hoạt ngơi kể, điểm nhìn…làm cho hiện tại và quá khứ cứ lồng vào nhau, phá vở cấu trúc truyện truyền thống. Đồng hiện trong Nỗi buồn chiến tranh đã đưa quá khứ hiện hữu đồng thời với hiện tại
làm cho tiểu thuyết mang tính điện ảnh. Các nhà lý luận cho rằng: “chính điện ảnh đã dạy các nhà tiểu thuyết tháo dỡ câu chuyện”. Ưu thế của điện ảnh là sự tự do trong việc sử dụng yếu tố thời gian. Những sự quay lui ra phía sau, nhảy vọt trong thời gian, ở điện ảnh trở thành quy luật. Bằng thủ pháp này Bảo Ninh đã xây dựng một nhân vật “mộng du” một ca “hội chứng chiến tranh”. Người lính chiến trận sau hồ bình thốt ra khỏi chiến tranh – lý do mà anh ta cầm súng để chiến đấu. Vậy mà thoát khỏi chiến tranh nhưng anh khơng thể thốt khỏi nỗi ám ảnh của nó. Nên hình ảnh bao trùm lên tồn bộ tác phẩm là hình người lính “mộng du”, cuộc đời “đẩy lùi về quá khứ xa xăm”. Cuộc sống hiện tại của anh dường như là vô nghĩa, ngay cả ban ngày anh cũng bị ảo mộng: tiếng quạt trần cũng gợi lại những trận B52, đường phố bẩn thỉu cũng gợi lại âm khí của đồi Xáo Thịt…. Chiến tranh thật kinh khủng, nó đã lắng tiếng súng trận địa nhưng lòng người thì khơng ngi bị ám ảnh đến điên loạn, nói như nhân vật Thanh: “Sống còn qua chiến tranh là một chuyện, nhưng để tồn tại sau khi cuộc chiến kết thúc lại là một chuyện khác”. Kiên chiến đấu là để bảo vệ đất nước, nhân danh chính nghĩa. Nhưng khơng phải cứ ra khỏi chiến trận là gạt hết tất cả được, mà anh cũng bị chấn thương, cũng bị ám ảnh dày vị. Phản ánh sự thật này càng nói lên vấn đề chung đó là nhân tính mang tính nhân loại. Xây dựng kiểu nhân vật đó tác giả có điều kịên tốt để vận dụng thủ pháp điện ảnh. Nhân vật dễ dàng đi về trong quá khứ, hiện tại. Nhân vật có thể đang nghĩ, nói vấn đề này nhưng lại bỏ để nói vấn đề khác…Vì vậy mà tác giả cũng dễ dàng thực hiện phối cảnh – cách thức không thể thiếu được trong điện ảnh. Hiện tại- quá khứ - hiện tại, tất cả cứ lồng vào nhau không dứt, những hoài niệm, những ký ức ngày xưa cứ trôi vào ngày tháng hiện tại làm cho hiện tại càng thêm phần xót xa. Với cách xử lý thời gian trong tiểu thuyết, quá khứ, hiện tại, tương lai luôn đồng hiện. Đưa mọi sự lên mặt bằng ngày hôm nay, đứng ở hiện tại để thấy có những vấn đề cần phán xét, nhìn nhận,
đánh giá lại. Từ chối cấu trúc truyền thống, Nỗi buồn chiến tranh đạt được hiệu quả cao về nỗi dung lẫn hình thức, bắt nhịp cùng văn học hiện đại thế giới.Phá vỡ trật tự thời gian thơng thường, kết cấu dịng ý thức ở Nỗi buồn
chiến tranh là hệ quả của việc tạo ra một thời gian trần thuật chỉ phụ thuộc
vào thời gian tâm trạng, vào dòng tâm tư của nhân vật Kiên. Trong Nỗi buồn
chiến tranh có sự đan cài giữa thời gian trần thuật và thời gian câu chuyện
xoay quanh những hồi ức, những kỉ niệm và giấc mơ của nhân vật Kiên. Việc tổ chức thời gian đồng hiện theo kĩ thuật điện ảnh của tác giả nhằm soi chiếu cặn kẽ con người hiện đại với nhiều chiều kích. Chính nhờ hình thức đồng hiện này mà Bảo Ninh có thể nối kết những chuyện thuộc về những khoảng thời gian khác nhau và vì thế rút ngắn được thời gian kể.
Với những cách tân trong nghệ thuật trần thuật, Bảo Ninh đã phá vỡ cấu trúc thời gian đơn tuyến vốn vẫn thường gặp trong văn xuôi truyền thống. Thời quá khứ trong truyện kể khơng cịn là q khứ đơn (tách biệt với hiện tại) mà thường là quá khứ liên quan đến hiện tại và thậm chí cả tương lai. Những câu chuyện quá khứ qua hồi tưởng của Kiên được đặt vào dòng chảy bề bộn của cái hôm nay khiến thời gian như được kéo lùi về hiện tại và không ngừng tiếp diễn. Chính cách trần thuật phi tuyến tính và đồng hiện này đã góp phần xác lập một cấu trúc thời gian trần thuật đặc thù ở tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
3.3.2.Thủ pháp độc thoại nội tâm
Độc thoại nội tâm cũng là một cách Bảo Ninh đi sâu vào thế giới bên trong của nhân vật. Độc thoại là tiếng nói bên trong của nhân vật, là lời nhân vật tự nói với mình, tự bộc lộ những suy nghĩ thầm kín của mình. Thủ pháp này chi phối hàng loạt các vấn đề xử lí nghệ thuật trong văn bản…Các phương thức lưu chuyển, dồn né, kéo căng không – thời gian và đặc biệt kiểu kết cấu phi logicđều tuân thủ nguyên tắc nghệ thuật này.
Độc thoại nội tâm dựng được quá trình tâm lí phức tạp, phát hiện những sóng ngầm bên trong con người. Nỗi cô đơn, bi kịch nội tâm luôn giằng xé dai dẳng trong lịng họ.
Tác phẩm dìu người đọc vào sâu bên trong thế giới tâm hồn của nhân vật Kiên để từ đó khám phá những bí mật mà từ lâu anh muốn che giấu, thậm chí là phủ nhận. Kiên từng hững hờ với mẹ, coi thường cha, thậm chí có lúc nghi ngờ tình u với Phương, ghen tng và thù hận cơ, anh cũng có những hoang tưởng nhục dục với thây người chết, đơi khi hèn nhát trong chiến trận. Vì thế anh muốn kể hết trong cuốn sách anh đang viết, đó khơng chỉ là một “tiểu thuyết đầu tay” mà là một tác phẩm đặc biệt, là “cuộc phiêu lưu cuối cùng trong cả cuộc đời làm lính của anh”. Bảo Ninh đã sử dụng độc thoại nội tâm để nhân vật có thể tự nói lên những dằn vặt ẩn sâu bên trong tâm hồn mình “Nhưng mà tâm hồn tơi thì đã ngưng bước lại ở những tháng ngày ấy chứ không tài nào mà đổi đời nổi như bản thân đời sống của tôi. Một cách trực giác tôi luôn nhận thấy quanh tôi quá khứ vẫn đang lẩn khuất. Đêm đêm giữa chừng giấc ngủ tôi nghe thấy tiếng chân tơi từ những thuở nào đó xa rồi vang trên hè phố lát đá…Ơi năm tháng của tơi, thời đại của tôi, thế hệ của tôi! Suốt đêm nước mắt tôi ướt đầm gối bởi nhớ nhung, bởi tiếc thương và cay đắng ngậm ngùi” [12, tr.47]. Quên đi chiến tranh là một việc hết sức khó khăn đối với Kiên. Kiên ý thức được điều này nhưng mọi chuyện không phải lúc nào cũng theo ý muốn của con người “Nói chung, chẳng biết đến bao giờ thì lịng mình mới nguội nổi, trái tim mình mới thốt khỏi gọng bàn tay siết chặt của những kỉ niệm chiến tranh…để lại những vết thương mà tới bây giờ, một năm đã qua hay mười năm hay hai mươi năm nữa, vẫn còn đau, đau mãi”. Việc sử dụng độc thoại nội tâm của Bảo Ninh giúp người đọc thấu hiểu sự phi lý của chiến tranh, chất tàn bạo của lịch sử. Để cho nhân vật tự bộc lộ những suy nghĩ của mình, tự xưng tơi để kể lại những gì đã qua trong cuộc chiến là
cách mà Bảo Ninh thuyết phục người đọc. Bởi chúng ta đều hiểu rằng chính Kiên là người đã quan sát lịch sử và trải qua lịch sử. Chính điều này giúp Nỗi
buồn chiến tranh thuyết phục hơn. Lời bộc bạch của Kiên là một độc thoại dài,
là một dòng tâm sự đau thương của chính nhân vật muốn chia sẻ với thế hệ hôm nay.
Con người, nhất là những con người hậu chiến, trải qua trận mạc cảm thấy mình cơ đơn, lạc lồi, khó hịa nhập với cuộc sống đời thường. Trở về với bản ngã, họ có những khoảng riêng tư thầm kín. Những lời nói bên trong nhân vật cho thấy họ có những bi kịch đau đớn, những giằng xé tâm hồn, những bất ổn bên trong tâm khảm. Kiên yêu Phương mãnh liệt. Nhưng trở về đời thường, người lính như anh lại khơng cùng kênh với mọi người. Anh muốn sống hạnh phúc với người con gái quê hương mà trước và trong chiến tranh Kiên ln khát khao; điều đó tưởng trong tầm tay ngày anh trở về gặp lại Phương. Nhưng anh và cô không sao rút ngắn được khoảng cách giữa hai bản ngã. Phương chọn lối ra đi. Anh nghĩ là cũng nên như thế. Song có thái độ cứng rắn trong chốc lát là chuyện dễ, duy trì được nó khó hơn nhiều. Kiên sống trong nỗi buồn, nỗi cô đơn mà không biết tìm lối thốt ở đâu: “Mình, chính mình, sau chừng ấy năm trời đã trở nên hoàn toàn sa đọa, đã trở nên thác loạn, đã chìm ngập trong tủi nhục, oán hờn và lú lẫn. Nhưng là người thì khơng thể thế mãi. Phải có một con đường nào đấy để tự giải thoát chứ. Nhưng con đường nào và đến bao giờ thì mình tìm được con đường ấy?” [12, tr.108]. Đó là dấu hỏi mãi mãi anh khơng tìm được câu trả lời. Ngun nhân nào đã khiến một người trải qua trận mạc như Kiên lại bế tắc đến vậy. Kiên không quen với cuộc sống hiện tại, không ứng xử được với thời cuộc. Chính vì vậy, càng ngày Kiên càng âm thầm ôm nỗi buồn dù cho chính nghĩa đã thắng, lòng nhân đã thắng. Và anh cũng tự biết rằng cái ác cũng đã thắng bởi chính anh đây trong khi mọi người đã khước từ nhớ về chiến tranh, “vậy mà
mình thì như thể vẫn muốn trì níu, muốn vớt vát một cái gì. Sống và chỉ có sống, chỉ thế thơi - con người là vậy, thế mà mình…” [12, tr.234]. Đối với anh, qn thật là khó, chẳng biết đến bao giờ lịng anh mới có thể ngi nổi, trái tim anh mới thoát khỏi gọng bàn tay xiết chặt của những kỉ niệm chiến tranh.
Chiến tranh đã qua đi từ lâu, nhưng với những người cựu chiến binh như Kiên thì những hình ảnh đau đớn và thảm khốc về cuộc chiến tranh ấy sẽ mãi chẳng khi nào phai mờ. Nó trở thành những đợt sóng ngầm âm ỉ, dai dẳng trong lịng người. Với htur pháp độc thoại nội tâm, Bảo Ninh đã lột được lớp vỏ thô cứng bên ngoài của các nhân vật đem đến cho nó một chiều sâu tâm hồn đầy sinh động và cá biệt.
KẾT LUẬN
Bảo Ninh là một trong những nhà cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn sau 1975. Mặc dù sau hơn hai mươi năm cầm bút, sự nghiệp sáng tác của Bảo Ninh mới chỉ dừng lại một cuốn tiểu thuyết và gần hai mươi truyện ngắn, nhưng đó là kết tinh của q trình lao động nghệ thuật nghiêm túc, khắc khổ và không ngừng học hỏi, đổi mới nội dung, thi pháp thể loại. Riêng thể loại tiểu thuyết, chỉ duy nhất Nỗi buồn chiến tranh cũng đủ để
đưa Bảo Ninh trở thành một trong những người mở đầu cho nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại cùng với các tiểu thuyết gia tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới như : Chu Lai, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Huy Thiệp…Trong Nỗi buồn chiến tranh nhà văn đã phản ánh trung thực suy nghĩ, cách ứng xử của con người thời đại trước cuộc sống hiện tại và lịch sử dân tộc, cụ thể là cuộc chiến tranh vừa đi qua và chưa kịp xố nhồ trên cuộc đời của bao nhiêu thế hệ. Nghệ thuật tiểu thuyết Bảo Ninh ngày càng mới mẻ, hiện đại do sự kế thừa thi pháp tiểu thuyết truyền thống và học tập thi pháp tiểu thuyết hiện đại phương Tây.
Trước hết nó được thể hiện ở thế giới hình tượng đặc sắc từ hình tượng nhân vật đa dạng, phong phú đến hình tượng khơng gian, thời gian đều được Bảo Ninh xây dựng dựa trên thủ pháp dán ghép điện ảnh tạo nên những cảm
nhận khác lạ cho người đọc. Thế giới nhân vật phong phú nhưng lại giản lược nhân vật chính, một khơng gian đầy di biệt và dịng thời gian trong tâm trí của nhân vật bất chợt. Từ cách xây dựng nhân vật, tái tạo không gian và thời gian như thế, hình ảnh chiến tranh dần hiện ra với đầy đủ chiều kích của nó. Bên cạnh đó cốt truyện lồng ghép, đan cài, kết cấu đa tầng cũng là một điểm hấp lực không thể không kể đến của Nỗi buồn chiến tranh.
Không dừng lại ở đó, sự đổi mới của Bảo Ninh còn được đánh dấu ở mặt xây dựng nghệ thuật trần thuật. Bút pháp tự sự truyền thống khơng cịn thích hợp để thể hiện những đổ vỡ trong tâm hồn con người trở về từ máu lửa. Viết về chiến tranh với điểm nhìn đa chiều và bình đẳng giữa nhân vật và người kể chuyện, Bảo Ninh đã làm một phép phân tán, gấp bội điểm nhìn, tạo nên những “nỗi buồn” khác nhau trong chiến tranh. Dường như với mỗi người chiến tranh đều “khắc chạm” những vết thương khác nhau, từ đó Nỗi buồn chiến tranh đưa ra vấn đề là phải nhìn nhận lại cuộc chiến tranh ấy. Chính vì
thế mà trong Nỗi buồn chiến tranh chúng ta thấy có nhiều giọng điệu khác
nhau đan xen hòa trộn. Giọng hồi tưởng, giọng giễu nhại và giọng triết lí, chiêm nghiệm là các sắc giọng thể hiện rõ điều ấy.
Hòa vào mạch chung của văn học Việt Nam đổi mới, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh cho thấy chiến tranh chỉ có tổn thất, đổ máu chứ khơng
phải là ngày hội. Văn học ta trước đó đã có quá nhiều chiến công với giọng điệu ngợi ca, tràn ngập niềm vui, niềm tin, niềm lạc quan. Đến đây, gương mặt chiến tranh không cịn “màu hồng”, chỉ có màu máu đỏ. Bao chết chóc đau thương, vợ chồng li biệt, gia đình tan nát, người may mắn trở về thì cũng chỉ là cái xác tàn phế, tâm hồn hoang mang, vỡ nát. Tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi thấy rõ hiệu quả nghệ thuật của tác phẩm từ việc xây dựng cốt truyện đến hệ thống hình tượng. Đó là nỗ lực để hồ vào mạch chung của văn học thế giới.
Nghiên cứu đề tài này , chúng tơi khơng tránh khỏi những thiếu sót. vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ, bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.