Tình hìn hô nhiễm kim loại nặng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (Trang 27)

4. Bố cục luận văn

1.2.2.Tình hìn hô nhiễm kim loại nặng tại Việt Nam

Gia tăng dân số cùng với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ… là nguyên nhân chủ yếu khiến tình trạng ô nghiễm KLN tại Việt Nam ngày càng trầm trọng.

Sự gia tăng hàm lượng kim loại nặng trong nước sông Nhuệ so với kết quả phân tích năm 2010 trong báo cáo tổng hợp kết quả “Quan trắc môi trường nước lưu vực sông Nhuệ Đáy năm 2010”. Theo kết quả phân tích trong nước sông Nhuệ năm 2011 - 2012 cho thấy một số điểm mẫu nước đã có hàm lượng kim loại nặng Cu, Pb, Zn vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng nước mặt cột A2 – QCVN 08:2008/BTNMT. Tại Phú Diễn là 1,213 mgZn/l vượt 1,213 lần; tại Thanh Liệt là 0,328 mgCu/l vượt 1,64 lần; 0,045mgPb/l vượt 2,25 lần [6]. Theo kết quả phân tích các mẫu kim loại nặng trong mẫu đất khoan tại bãi chôn lấp Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) thì hàm lượng của một số kim loại nặng vượt quá QCVN 03-MT: 2015/BTNMT như As (hàm lượng 28-30g/kg) và Cr 154-294mg/kg) từ 1,5 đến 2 lần [2].

Kết quả thu được trong mẫu trầm tích ở vùng biển miền Trung, các kim loại Mn, Zn có nồng độ 438 và 195 mg/kg, tiếp theo là các kim loại Pb là Cu với nồng độ là 19,8 và 16,1 mg/kg, hai kim loại có nồng độ thấp nhất là Hg và Cd với nồng độ lần lượt là 2,06 và 0,412 mg/kg. Sự phân bố của các kim loại nặng như Cu, Pb, Zn, Cd, Mn là tương đối giống nhau [3].

Tại Quảng Nam, nghiên cứu tại các lớp trầm tích cửa sông cửa Đại và cửa sông Sa Cần cho thấy hàm lượng Cd đã vượt so với QCVN 43:2012/BTNMT vào tháng 8/2013 [4]

Một phần của tài liệu (Trang 27)