KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 26)

Báo chí là một phần cực kì quan trong của đời sống, và các vấn đề nó đề cập cũng chính là “hơi thở”, “nhịp điệu” của cuộc sống đang diễn ra. Trong các tác phẩm báo chí, việc diễn đạt những nội dung chính của bài báo sao phù hợp, tạo nên sự chú ý, thu hút với đối tượng tiếp nhận là yếu tốt quan trọng nhất. Chính vì vậy, qua việc khảo sát từ ngữ về vấn đề văn hóa xã hội trong các chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn chúng tôi nhận thấy việc sử dụng từ ngữ là vấn đề vô cùng quan trọng, có tầm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bài viết, hiệu quả thông tin và uy tín, thương hiệu của Đài.

Sự phát triển của xã hội, kéo theo ngày càng có nhiều từ ngữ mới xuất hiện, ban đầu là do một nhóm người sử dụng sau đó sẽ nhân rộng ra nhiều nhóm người và dần dần trở thành từ ngữ toàn dân lúc nào chẳng hay. Nhà báo cần nắm bắt kịp thời xu hướng sử dụng từ ngữ để diễn đạt trọn vẹn ý đồ của mình nhưng cũng phải đúng quy định và thu hút được sự quan tâm của độc giả. Bởi mỗi tác phẩm báo chí, ngoài tính thông tin nó còn là một phương tiện định hướng ý thức, dư luận xã hội theo chiều hướng tốt; đấu tranh chống lại những luận điệu xấu gây mất đoàn kết trong nhân dân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội hiện nay.

Sau khi khảo sát 730 chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn chúng tôi nhận thấy những bài viết sử dụng các từ ngữ về văn hóa xã hội thường là những bài viết hấp dẫn, có sự thu hút cao đối với người tiếp nhận, bởi các lớp từ ngữ về vấn đề văn hóa xã hội vô cùng đa dạng, phong phú và giàu giá trị biểu cảm. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ về vấn đề văn hóa xã cũng là thách thức không nhỏ cho những người cầm bút trong bối cảnh thông tin hiện nay, vừa ngắn gọn, súc tích, đảm bảo tính chính xác, chính luận nhưng cũng phải tạo ra được hiệu ứng thu hút người tiếp nhận.

tài này, đối với các vấn đề văn hóa, xã hội có có tổng cộng 268.503 lượt từ, trong đó phân ra cụ thể như sau: Từ đơn 189.104 lượt từ, từ ghép 79.399 lượt từ. Về nguồn gốc, từ ngữ thuần Việt có 243.478 lượt từ, Hán Việt 22.339 lượt từ và Ấu-Âu 2686 lượt từ. Các tác giả đã vận dụng các lớp từ ngữ khá đa dạng, linh hoạt trong các bài viết, phù hợp theo từng đề tài, ngữ cảnh để mang ý nghĩa biểu đạt cao, đạt mục đích tuyên truyền mà chương trình hướng đến. Bên cạnh việc sử dụng các lớp từ vựng, các tác giả cũng khéo léo vận dụng tiếng lóng, từ địa phương, thành ngữ trong các tin, bài tạo nên giá trị sắc thái biểu cảm cao cho tác phẩm.

Qua việc khảo sát chúng tôi cũng nhận thấy đa số từ ngữ được sử dụng là từ thuần Việt. Bởi các tác phẩm báo chí chủ yếu sử dụng từ toàn dân; đồng thời cũng cho thấy được ý thức của người viết và thị hiếu của người tiếp nhận cũng thiên về từ thuần Việt. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc giữ gìn sự và phát huy tiếng Việt hiện nay. Để hạn chế trường hợp người viết lạm dụng từ Hán Việt, từ có nguồn gốc khác quá nhiều trong khi từ thuần Việt vẫn có khả năng diễn đạt hoặc sử dụng nhiều những tiếng lóng, thành ngữ không đúng ngữ cảnh thì nên chăng Đài Truyền thanh-Truyền hình Điện Bàn cần có những định hướng cụ thể trong việc dùng từ ngữ trong một số trường hợp nhất định đối với người viết là phóng viên, cộng tác viên và ban biên tập của đài cần cắt bỏ đi những đoạn từ ngữ bị lạm dụng để tránh trường hợp tiếp diễn lần sau, nhằm hạn chế sự hiểu sai vấn đề hoặc khó chịu khi nghe của người tiếp nhận.

Trong luận văn này, số lượng từ ngữ biểu thị về vấn đề văn hóa xã hội chúng tôi khảo sát được chỉ là một phần nhỏ trong số các từ ngữ mà các tác giả dùng để thể hiện đối với đề tài này hằng ngày, đây đều là những lớp từ ngữ cơ bản, thường xuyên xuất hiện. Qua đây, chúng tôi mong muốn mang có cái nhìn tổng quát và những định hướng cơ bản nhất về đặc điểm và các sử dụng từ ngữ biểu thị văn hóa xã hội trong các chương trình phát thanh của Đài Truyền thanh- Truyền hình Điện Bàn hiện nay.

Một phần của tài liệu (Trang 25 - 26)