Kết quả nghiên cứu sự sinh trưởng của Lục Bình khi nuôi trồng trong nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng hấp thu Photphat trong nước của cây Lục Bình - ứng dụng Lục Bình xử lý nước thải. (Trang 37 - 39)

thải

Để nghiên cứu sự sinh trưởng của Lục Bình, chúng tôi đã tiến hành cân mẫu Lục Bình trước và sau khi nuôi trồng trong nước thải. Các số liệu theo dõi sự gia tăng sinh khối được thống kê ở bảng 3.5 và bảng 3.6.

Bảng 3.5. Sự gia tăng sinh khối của Lục Bình trong NTSH sau 10 ngày xử lý

Trọng lượng tươi (g) sinh hoạt Trước khi thả Sau khi thả

M1 M2 M3

2000 2450 2480 2360

Bảng 3.6. Sự gia tăng sinh khối của Lục Bình trong NTCN sau 10 ngày xử lý

Qua bảng 3.5 và bảng 3.6 ta thấy sinh khối của Lục Bình tăng nhanh trong môi trường nước thải, và ở môi trường nước thải công nghiêp sinh khối Lục Bình tăng nhiều hơn so với nước thải sinh hoạt, điều này được giải thích là do lượng chất dinh dưỡng trong nước thải sinh hoạt dần hết, Lục Bình cũng giảm dần quá trình sinh trưởng.

Trọng lượng tươi (g) công nghiệp Trước khi thả Sau khi thả

N1 N2 N3

Hình 3.3. Mẫu Lục Bình trước và sau khi xử lý nước thải

Hình 3.4. Mẫu rễ Lục Bình trước và sau khi xử lý nước thải

Đồng thời lượng rễ mới sinh ra ở hai môi trường cũng tăng lên đáng kể. Nhưng rễ phát triển thành chùm, và điều nay được lý giải là do trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và phát triển nên rễ cây không cần phải vươn dài ra để tìm chất dinh dưỡng.

3.5. Kết quả định lượng photpho trong Lục Bình

Sự giảm nồng độ photphat trong môi trường có thể do nhiều nguyên nhân như việc lắng cặn, các vi sinh vật khác trong môi trường nước tiêu thụ. Để biết sự giảm nồng độ Photphat trong môi trường nước thải có phải là do cây hấp thu hay không, chúng tôi đã tiến hành định lượng Photpho trong Lục Bình trước và sau khi xử lý.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng hấp thu Photphat trong nước của cây Lục Bình - ứng dụng Lục Bình xử lý nước thải. (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)