KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ hệ thực vật bậc cao khu vực bãi bồi thuộc hạ lưu sông Thu Bồn thành phố Hội An. (Trang 25 - 26)

1. KẾT LUẬN

- Đã xác định được 56 loài, 52 chi, 31 họ của hai ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) và ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae), ngành Thực vật hạt kín (Angiospermae) chiếm ưu thế. Hệ TVBC tại khu vực nghiên cứu ít đa dạng chủ yếu là các nhóm cây du nhập, dạng thân thảo chiếm ưu thế trong số các dạng sống hiện có ở khu vực, điển hình là các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae).

- Sự phân bố của TVBC trên các bãi bồi rất khác nhau. Khu vực 1 là vùng nước ngọt nhưng vẫn có sự hiện diện của một số loài ngập mặn chứng tỏ rằng ở khu vực này có thời điểm nước mặn. Từ khu vực 2 đến khu vực 3 sự phân bố tự nhiên của Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) tăng dần; đặc biệt loài Ráng đại (Acrostichum aureum Linn.) xuất hiện rất ít ở khu vực 1 nhưng ở khu vực 2 đến khu vực 3 số lượng cá thể tăng nhiều. Loài Lau (Saccharum arundinaceum Retz.), Sậy (Phragmites communis (L.) xuất hiện nhiều ở các bãi bồi thuộc khu vực 2.

- Các yếu tố địa hình, khí hậu, chế độ thủy triều và đặc biệt là hoạt động canh tác sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phân bố của các loài TVBC trên các bãi bồi. Một số loài TVBC có vai trò quan trọng hạn chế xâm nhập mặn, xói lở trên các bãi bồi VCS như: Dừa nước, Đước, Ráng, Cỏ lác,…

- Theo kịch bản B1, khi mực nước biển dâng và độ mặn ở khu vực 1 tăng lên 0,45‰ các loài thực vật phân bố chủ yếu ở khu vực 1 sẽ là những loài chỉ thị nước lợ như Cỏ lác, Cói chiếu, Sậy. Số lượng phân bố của các loài Ráng đại, Tra, Dừa nước ở khu vực 2 sẽ tăng lên khi độ mặn trung bình đạt 5,49‰. Theo kịch bản B2, sự

phân bố của các loài Ráng đại, Cỏ lác, Sậy tập trung nhiều ở khu vực 1. Dừa nước, Đước sẽ xuất hiện nhiều ở khu vực 2 khi độ mặn ở đây đạt trung bình 10,98‰. Đặc biệt, ở khu vực 3 khi độ mặn lên 25,47‰ Mắm, Đâng là những loài sinh trưởng tốt ở độ mặn từ 20 - 30‰ sẽ là những loài thay thế Dừa nước.

- Xây dựng kế hoạch bảo vệ, di trồng và phát triển đa dạng các loài thực vật có vai trò trong việc giảm thiểu, hạn chế xói lở ở các khu vực ven bờ quanh các bãi bồi. Đồng thời, triển khai Đề án xây dựng làng quê du lịch sinh thái đặc thù kết hợp chặt chẽ với công tác bảo tồn các hệ sinh thái ngập mặn ở khu vực. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác quản lí bảo vệ hệ thực vật ở bãi bồi.

2. KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục mở rộng nghiên cứu trên toàn khu vực HLSTB, phân tích sâu yếu tố biên độ triều và thể nền ở từng khu vực nhằm có kết quả đầy đủ nhất, hoàn thiện nhất về xu thế diễn thế sinh thái của TVBC ở vùng cửa sông.

- Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của hệ thực vật vùng cửa sông, có chiến lược bảo vệ và phát triển hệ TVBC trên các bãi bồi mang tính bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ hệ thực vật bậc cao khu vực bãi bồi thuộc hạ lưu sông Thu Bồn thành phố Hội An. (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)