Nguồn gây ô nhiễm hồ Bàu Tràm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát kim loại nặng trong trầm tích hồ Bầu Tràm – TP Đà Nẵng. (Trang 29 - 31)

Khu công nghiệp Hòa Khánh có khoảng hơn 130 doanh nghiệp hoạt động trên diện tích gần 430ha. Những nhà máy sản xuất xi măng, giấy, thép, dệt có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Trƣớc kia, nƣớc thải của các nhà máy đƣợc thải ra hệ thống thoát nƣớc chung của khu công nghiệp và đổ vào hồ mà không đƣợc xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu đã tập trung về đây và gây ô nhiễm nƣớc mặt tại hồ Bàu Tràm, tình hình này đã kéo dài trong nhiều năm. Sau này, khi khu công nghiệp đã có hệ thống thu gom tập trung dẫn nƣớc thải về một nơi để xử lý thì hồ không còn hứng chịu một lƣợng lớn nƣớc thải.

Trong thời gian tiến hành đề tài, chúng tôi có đi khảo sát, điều tra ở một số hộ dân sống quanh hồ. Thì theo một số hộ gần đây, vẫn còn tình trạng xả thải lén vào hồ của một số nhà máy.

Hình 1.7. Nguồn gây tác động đến hồ Bàu Tràm

Ngoài ra, vùng đất trống bên cạnh hồ đƣợc ngƣời dân trồng rau thì khi ngƣời ta dùng hóa chất bảo vệ thực vật thì dƣ lƣợng thuốc sẽ theo dòng nƣớc trôi vào hồ. Hồ lại đang đƣợc sử dụng để nuôi cá nƣớc ngọt, hàng ngày lƣợng thức ăn đƣợc hộ chăn nuôi đƣa vào hồ. Đồng thời, theo dự án quy hoạch của thành phố Đà Nẵng thì phía bên phải hồ sẽ hình thành khu dân cƣ, khu vui chơi giải trí, du lịch.

Hình 1.9. Các khu dân cư đang được xây dựng xung quanh hồ Bàu Tràm

Hình 1.10. Các cống xả nước thải sinh hoạt vào hồ Bàu Tràm

Nhƣ vậy lƣợng nƣớc thải sinh hoạt sẽ trực tiếp đi vào hồ cùng với nƣớc mƣa cuốn theo các chất ô nhiễm trên bề mặt chảy vào hồ. Từ đó, theo thời gian thì chất lƣợng nƣớc hồ sẽ có nguy cơ bị ô nhiễm cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp kiểm soát kim loại nặng trong trầm tích hồ Bầu Tràm – TP Đà Nẵng. (Trang 29 - 31)