Phƣơng pháp đánh giá rủi ro sƣ́c khỏe

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng và rủi ro sức khỏe của kim loại nặng trong gạo ở một số vùng sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam. (Trang 34 - 35)

4. CẤU TRÚC CỦA KHÓA LUẬN

2.3.5. Phƣơng pháp đánh giá rủi ro sƣ́c khỏe

Theo một số báo cáo cho thấy, lƣợng tiêu thụ hàng ngày phụ thuộc vào cả nồng độ của các yếu tố trong thực phẩm và lƣợng tiêu thụ thực phẩm hàng ngày. Hơn nữa, trọng lƣợng cơ thể con ngƣời cũng có thể ảnh hƣởng đến khả năng dung nạp các chất ô nhiễm. Xem xét các yếu tố này, Zheng et al. đã đề xuất lƣợng ƣớc tính hàng ngày (EDI) qua việc tiêu thụ gạo có thể đƣợc tính nhƣ sau:

𝐸𝐷𝐼 =C x C𝑜𝑛 x EF x ED B𝑤 x AT

Trong đó:

C : nồng độ kim loại nặng trong gạo (µg.g-1).

Con : lƣợng tiêu thụ gạo trung bình hằng ngày (g/ngƣời.ngày) đối với ngƣời lớn và trẻ em lần lƣợt là 389.2 và 198.4 g/ngƣời.ngày [53].

EF : tần số tiếp xúc (365 ngày/năm).

ED : thời gian tiếp xúc (70 năm, tƣơng đƣơng với tuổi thọ trung bình).

Bw : trọng lƣợng cơ thể (kg/ngƣời) ngƣời lớn và trẻ em lần lƣợt là 55.9 là 32.7 kg [53].

AT : thời gian trung bình (365 ngày/năm.số năm tiếp xúc, giả sử 70 năm trong nghiên cứu này).

Thƣơng số nguy hại (THQ)

Theo tiêu chuẩn EPA, các nguy cơ tác động không gây ung thƣ đƣợc thể hiện bằng tỷ số của liều lƣợng do tiếp xúc với môi trƣờng khu vực trên liều lƣợng đƣợc cho là không có nguy cơ tác động, thậm chí ở những ngƣời nhạy cảm. Tỷ lệ này đƣợc gọi là thƣơng số nguy hại. THQ đƣợc xác định bởi công thức:

𝑇𝐻𝑄 = EDI 𝑅𝑓𝐷

26

Trong đó RfD là liều lƣợng tham chiếu. RfD áp dụng cho Pb, Cr, Cd, Mn và Zn tƣơng ứng là là 3.5, 1500, 1.0, 140 và 300 (µg/kg.ngày).

Nếu giá trị THQ < 1 nghĩa là an toàn đối với đối tƣợng tiếp xúc và ngƣợc lại.

Chỉ số nguy hại (HI)

Một số nghiên cứu trƣớc đây đã chỉ ra rằng việc tiếp xúc với hai hoặc nhiều chất gây ô nhiễm có thể dẫn đến các hiệu ứng tƣơng tác. HI là một thƣớc đo sự rủi ro tiềm ẩn của sức khỏe do một hỗn hợp của các thành phần hóa học trong gạo. HI thông qua tiêu thụ trung bình hàng ngày của gạo cho một ngƣời đã đƣợc tính toán nhƣ sau:

𝐻𝐼 = THQn 𝑖

𝑛=1

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng và rủi ro sức khỏe của kim loại nặng trong gạo ở một số vùng sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam. (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)