CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.3. HỆ SỐ VẬN CHUYỂN (TCS) CỦA KLN
Hàm lượng KLN trong đất t n tại 5 dạng chính nhưng thực vật chỉ hấp thụ dạng trao đ i. Mỗi thực vật có khả năng hấp thụ và tích l y KLN khác nhau, khả năng hấp thụ các KLN từ đất vào rau được xác định thông qua hệ số vận chuyển (TCs).
Kết quả tính hệ số vận chuyển của KLN từ đất vào rau được thể hiện tại bảng 3.3.
Bảng 3.3. Hệ số vận chuyển (TCs) của KLN trong rau
KLN TCs Khoảng TC được khuyến cáo
Cu 0,292 0.2 – 1
Zn 1,109 1 – 10
Pb 0,993 0.01 – 0.1
Cd 0,545 1 – 10
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, hệ số vận chuyển (TCs) của Cu, Zn nằm trong khoảng TC được khuyến cáo trong hi đ hệ số chuyển (TCs) Cd thấp hơn 1,83 lần so với khoảng TC được khuyến cáo, TCs của Pb cao hơn 9,93 lần so với khoảng TC được khuyến cáo.
Theo nghiên cứu của Liu (2006), TCs Cu trong các loài rau cao do việc sử dụng thuốc trừ sâu chứa Cu(OH)2 dẫn đến sự tích tụ Cu trong rau thông qua hấp thụ Cu trên lá [37]. Trong hi đ , hoảng TCs khuyến cáo của Kloke (1984) dựa vào sự hấp thụ kim loại nặng của r mà không xem xét sự lắng đọng khí quyển và sự hấp phụ của kim loại nặng trên bề mặt lá [35]. Theo Kachenko (2006), sự lắng đọng kim loại trong khí quyển hay sự ơ nhi m kim loại có ngu n gốc nhân tạo, đặc điểm môi trường đất (pH và hàm lượng chất hữu cơ thấp) có thể dẫn đến làm tăng TC [34]. Vì vậy các nghiên cứu trong tương lai cần chú trọng vào việc xác định các ngu n quan trọng mà ảnh hư ng của quá trình vận chuyển kim loại nặng từ đất vào cây.
Theo nghiên cứu của Abraha Gebrekidan and et al. (2013) về đánh giá độc tính của kim loại nặng tích l y trong rau và trái cây sông Ginfel gần Sheba Tigrat, bắc Ethiopia cho thấy, hệ số vận chuyển TCs của rau Bắp có sự khác biệt so với TCs của các kim loại nặng trong rau Cải như: Pb (0,56); Cu (0,09); Zn (0,02). Sự hác nhau đ c thể là do sự khác biệt về hàm lượng kim loại trong đất và sự khác biệt về các yếu tố hấp thu giữa các loại rau khác nhau [32].