Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 40)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá

2.1.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá

2.1.1.1. Chỉ số phơi nhiễm với biến đổi khí hậu của du lịch thành phố Đà Nẵng (E)

Chỉ số phơi nhiễm (exposure, E) là để chỉ mức độ tác động của thiên tai, khí hậu và do biến đổi khí hậu gây ra. Các chỉ số phơi nhiễm với du lịch trong nghiên cứu gồm:

- Tiêu chí 1 (E1): Ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới (Chiều dài đường bờ biển) Khí hậu ấm lên trên quy mô toàn cầu được các nhà khoa học coi là nguyên nhân khiến số lượng và cường độ những trận siêu bão ngày càng tăng trong thời gian qua và đây được xem là biểu hiện rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu trong các tiêu chí tôi đưa vào đánh giá.

- Tiêu chí 2 (E2): Phần trăm diện tích bị ngập lụt theo quận (huyện) tương tự như bão, lũ lụt cũng là một dạng thiên tai rất phổ biến trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong thời gian tới, tình trạng lũ lụt càng trầm trọng hơn, bao gồm lũ quét, xói lở và ngập lụt. Bên cạnh đó, sự dâng lên của mực nước biển toàn cầu nói chung và khu vực biển Đông nói riêng cũng dẫn đến tình trạng ngập lụt, mất đất trên diện rộng tại thành phố Đà Nẵng.

- Tiêu chí 3(E3): Phần trăm ngập do nước biển dâng, được bao bọc bởi bờ biển dài hơn 70km, thành phố Đà Nẵng đã, đang và sẽ hứng chịu tất cả các hậu quả do mực nước biển gia tăng. Những tác động như các vấn đề mất đất, tình trạng ngập lụt ngày càng tăng đối với các khu vực đất thấp, tăng tốc độ xói mòn dọc theo bờ biển, làm tăng độ mặn tại các cửa sông và nguồn nước ngầm và mặc khác làm giảm chất lượng nước, làm suy thoái hệ sinh thái ven biển biều hiện rõ rệt tác động của biến

33

đổi khí hậu. Đây là ba yếu tố chính thể hiện mức độ phơi nhiễm với du lịch khu vực Đà Nẵng trong mối quan hệ với biến đổi khí hậu. Chúng đều có tương quan tỉ lệ thuận với tính dễ bị tổn thương.

Bảng 2.1. Tương quan mức độ phơi nhiễm (E)

Tiêu chí E Chi tiết Tương quan với tổn thương

E1 Ảnh hưỡng của bão và áp thấp nhiệt đới (Chiều dài đường bờ biển)

Tỷ lệ thuận

E2 Phần trăm diện tích bị ngập lụt theo quận huyện

Tỷ lệ thuận

E3 Phần trăm ngập do nước biển dâng Tỷ lệ thuận

Đối với tiêu chí ảnh hưởng của bão và áp thấp thiệt đới tôi đã sử dụng số liệu tổng chiều dài bờ biển của các Quận (huyện) trong thành phố để đánh giá mức độ ảnh hưởng. Số liệu này được tính toán từ phần mềm QGIS dựa trên cơ sở dữ liệu nền về đường bờ biển của thành phố Đà Nẵng. Tiêu chí phần trăm diện tích bị ngập lụt theo quận huyện được thống kê từ Sở GTVT TP Đà Nẵng 2007. Tiêu chí phần trăm ngập do nước biển dâng được thống kê từ Báo cáo Cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng của sở tài nguyên môi trường thành phố Đà Nẵng 2020.

2.1.1.2. Chỉ số nhạy cảm với biến đổi khí hậu của du lịch thành phố Đà Nẵng (S)

Chỉ số nhạy cảm với biến đổi khí hậu của du lịch thành phố Đà Nẵng (sensitivity, S) được đánh giá theo 4 tiêu chí như sau:

- Tiêu chí 1(S1) Tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và tiêu chí 2(S2) tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch: là ngành kinh tế nhạy cảm với các điều kiện môi trường tự nhiên vì vậy du lịch được xem là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu trong

34

đó tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch là chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất các hoạt động du lịch, đặc biệt là lữ hành; và tác động đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. Các hoạt động du lịch bao gồm hoạt động nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, và hoạt động lữ hành bị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, thậm chí các tour du lịch có thể bị hủy do điều kiện thời tiết xấu liên tiếp, bão lụt, lũ quét do biến đổi khí hậu gây ra. Nhiều chương trình du lịch tới khu vực miền Trung, vùng núi phía Bắc đã phải hủy, hoãn, chấm dứt giữa chừng do gặp mưa bão bất ngờ.

- Tiêu chí 3(S3) Mật độ giao thông thành phố theo từng quận (huyện): Du lịch là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng. Trong thành tựu phát triển vượt bậc của ngành du lịch luôn luôn có sự đóng góp quan trọng của ngành giao thông vận tải. Ðiều này được thể hiện qua việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ, nhà ga, bến tàu, các tuyến bay hàng không được tăng cường, mở rộng đến nhiều thị trường mới. Hệ thống mạng lưới và phương tiện vận tải đường biển, đường sông không ngừng được đầu tư, phục vụ tốt việc đi lại, vận chuyển của khách. Ðồng thời trong sự phát triển của ngành giao thông vận tải cũng có sự đóng góp không nhỏ của dòng khách du lịch trong nước và quốc tế. Hiên nay với việc chịu nhiều tác động của thiên tai hoạt động giao thông cũng gặp nhiều trở ngại.

- Tiêu chí 4(S4) Độ dài ống cấp nước trong thành phố: Cũng như hệ thống điện, hệ thống cấp nước cũng có vai trò quan trọng trong việc ổn định dân sinh phát triển kinh tế, giúp cho các nhà hàng, khách sạn, cơ sở du lịch hoạt động tốt. Nhưng với tác động của BĐKH làm nước biển dâng hay mưa lớn gây ngập lụt trên phạm vi thành phố cũng làm ảnh hưởng đến khả năng cung cấp nước sạch cho người dân nói chung và hoạt động du lịch nói riêng.

Tiêu chí Tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch tỷ lệ thuận với tổn thương. Tiêu chí Mật độ

35

giao thông thành phố theo từng quận (huyện), Mật độ giao thông thành phố theo từng quận (huyện) tỷ lệ nghịch với tính tổn thương, nên ta có bảng sau:

Bảng 2.2. Tương quan mức độ nhạy cảm S

Tiêu chí S Chi tiết Tương quan với tổn thương

S1 Tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch

Tỷ lệ thuận

S2 Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tỷ lệ thuận

S3 Mật độ giao thông thành phố theo từng quận (huyện)

Tỷ lệ nghịch

S4 Độ dài ống cấp nước trong thành phố Tỷ lệ nghịch

Đối với 2 tiêu chí: Tổng số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, Tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch được thống kê từ Niêm giám thống kê Đà Nẵng 2019. Tiêu chí: Số liệu về mật độ giao thông thành phố theo từng quận (huyện) được tính toán trên phần mềm QGIS từ dữ liệu đường giao thông của thành phố Đà Nẵng. Tiêu chí: Độ dài ống cấp nước trong thành phố được thống kê từ công ty Dawaco.

2.1.1.3. Chỉ số thích ứng đối với biến đổi khí hậu của du lịch thành phố Đà Nẵng (AC)

Chỉ số thích ứng đối với biến đổi khí hậu của du lịch thành phố Đà Nẵng (Adaptive Capacity, AC) được đánh giá theo 3 tiêu chí như sau:

- Tiêu chí 1(AC1) Thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động: Với nguồn thu nhập người dân sẽ chuẩn bị tốt hơn về cơ sở hạ tầng, lựa chọn các dịch vụ xã hội tốt hơn để đối phó với biến đổi khí hậu.

36

- Tiêu chí 1(AC2) Cơ sở y tế thành phố Đà Nẵng: Biễn đổi thời tiết thường dẫn đến các yếu tố thời tiết cực đoan như: Bão, Lũ, Sóng thần,… Đi kèm với đó là dịch bệnh vì vậy cơ sở y tế có vai trò thiết yếu để thích ứng và chống chọi với biến đổi khí hậu.

- Tiêu chí 1(AC3) Tỷ lệ nhà kiên cố: Để ứng phó với các điều kiện thời từ biến đổi khí hậu, người dân đã xây dựng thêm nhiều căn nhà chống bão, chống lũ,… Tất cả 3 tiêu chí trên đều tỷ lệ thuận với tính dễ bị tổn thương, ta có bảng sau đây:

Bảng 2.3. Tương quan chỉ số thích ứng AC

Tiêu chí Chi tiết Tương quan với khả năng

thích ứng

AC1 Thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động

Tỷ lệ thuận

AC2 Cơ sở y tế thành phố Đà Nẵng Tỷ lệ thuận

AC3 Tỷ lệ nhà kiên cố Tỷ lệ thuận

Đối với 3 tiêu chí Cơ sở y tế thành phố Đà Nẵng, Tỷ lệ nhà kiên cố, Thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động được thống kê từ Niên giám thống kê tp. Đà Nẵng 2019.

Như vậy, để đánh giá tính tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch TP Đà Nẵng đề tài đã xác định được bộ tham số bao gồm 10 chỉ số. Hệ thống các chỉ số sử dụng trong đề tài và phương pháp tổng hợp được thể hiện ở hình:

37

Hình 2.1. Tiêu chí đánh giá mức độ tổn thương của du lịch TP.Đà Nẵng 2.2. Xác định trọng số cho các tiêu chí

Để xác định trọng số cho các tiêu chí độ phơi nhiễm, độ nhạy cảm, khả năng thích ứng, cần phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác đinh các yếu tố liên quan và thiết lập thứ bậc quan trọng

Xác định các yếu tố liên quan đến biến đổi khí hậu trong phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng. Phân loại tầm quan trọng tương đối của các yếu tố được đưa ra.

Bước 2: Phân hạng và so sánh các yếu tố

Các cặp so sánh được đưa ra nhắm xác định tâm quan trong tương đối của mỗi nhân tổ. Trong phương pháp này, việc so sánh dựa trên các câu hỏi: “Yếu tố A gấp mấy yếu tố B", "Yếu tố C quan trong gấp mấy yêu tố B". Câu trả lời của những so sánh này là thu thập từ kinh nghiệm của các chuyên gia và điểm số được xác định theo bằng hệ số: 1,3,5,7.

Bước 3: Tính giá trị trọng số: Tổng hợp số liệu về độ ưu tiên để có trị số chung của mức độ ưu tiên bằng cách tính tổng mỗi cột trong ma trận

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU THỐNG KÊ VÀ GIS  ĐỘ PHƠI NHIỄM (E) Ảnh hưởng của Bão và ATNĐ Diện tích ngập do

nước biển dâng Diên tích bị ngập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo quận huyện

 ĐỘ NHẠY CẢM (S) Tổng doanh nghiệp HĐ Du lịch Tổng số lao động HĐ du lịch Mật độ giao thông Độ dài ống dẫn nước  ĐỘ THÍCH ỨNG (AC) Thu nhập bình quân 1 tháng của người lao động Cơ sở y tế Tỷ lệ nhà kiên cố

38

- Xác định trọng số bằng cách chia mỗi giá trị cho tổng từng cột tương ứng. Sau đó, tỉnh giá trị trung bình của mỗi hàng và giá trị này chính là trọng số của các tiêu chí

Bước 4: Kiểm tra tính nhất quán của các cặp so sánh

Trong kỹ thuật AHP, cần xem xét tỷ lệ nhất quán (CR) CR=CI

RI, CR thể hiện sự nhất quán và thống nhất ý kiến của các chuyên gia trong quá trình tham gia thảo luận.

Nếu CR <0,1 (10%) kết quả được chấp nhận vì sự đánh giá của các chuyên gia tương đối nhất quán. Ngược lại, nếu CR>0,1 sự đánh giá này không nhất quán, các phản đoán có phần ngẫu nhiên và cần được tiến hành đánh giá và xem xét lại.

Công thức tính chỉ số nhất quán Consistency ratio (CR) Trong đó:

CI là chi số nhất quan (Consistency Index) - CI= (ƛmax -n)/(n- 1);

n: số nhân tố (tiêu chí)

ƛmax: giá trị riêng của ma trận so sánh - RI la chỉ số ngẫu nhiên (Random Index). RI được xác định theo bảng dưới:

N 1 2 3 4 5 6 7 8 9

RI 0 0 0.52 0.89 1.11 1.25 1.35 1.4 1.45

39

2.2.1. Tính trọng số cho độ phơi nhiễm (E)

Theo công thức AHP, đối chiếu so sánh được các tiêu chí trong độ phơi nhiễm từ đó xác định trọng số cho từng tiêu chí như sau:

Bảng 2.4. Giá trị so sánh giữa các yếu tố trong độ phơi nhiễm (E)

E1 E2 E3

E1 1 3 5

E2 1/3 1 3

E3 1/5 1/3 1

Tổng 1,53 4,33 9

Bảng 2.5. Giá trị quy đổi và trọng số của các yếu tố trong độ phơi nhiễm (E)

E1 E2 E3 Trọng số (W)

E1 0,65 0,69 0,56 0,63

E2 0,22 0,23 0,33 0,26

E3 0,13 0,08 0,11 0,11

Tổng 1,0 1,0 1,0 1,0

Theo công thức AHP ta có: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

CR=CI

RI Trong đó:

CI= (ƛmax -n)/(n- 1)

ƛmax = Tổng (Trọng số của mỗi tiêu chí*Tổng của mỗi tiêu chí)

= 0.63*1.53+0.26*4.33+0.11*9=3.0797 n: Số tiêu chí

40 CI= (ƛmax -n)/(n- 1) = (3.0797-3)/(3-1) = 0.04 CR=CI RI = 0.04 0.58 = 0.07 < 0.1 (Kết quả được chấp nhận) 2.2.2. Tính trọng số cho độ nhạy cảm (S)

Theo công thức AHP, đối chiếu so sánh được các tiêu chí trong độ nhạy cảm từ đó xác định trọng số cho từng tiêu chí như sau:

Bảng 2.6. Giá trị so sánh giữa các yếu tố trong độ nhạy cảm (S)

S1 S2 S3 S4 S1 1 3 5 7 S2 1/3 1 3 5 S3 1/5 1/3 1 3 S4 1/7 1/5 1/3 1 Tổng 1,68 4,53 9,33 16

Bảng 2.7. Giá trị quy đổi và trọng số của các yếu tố trong độ nhạy cảm (S)

S1 S2 S3 S4 Trọng số (W) S1 0,6 0,66 0,54 0,44 0,56 S2 0,2 0,22 0,32 0,31 0,26 S3 0,12 0,08 0,11 0,19 0,13 S4 0,08 0,04 0,03 0,06 0,05 Tổng 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

41 Theo công thức AHP ta có:

CR=CI

RI Trong đó:

CI= (ƛmax -n)/(n- 1)

ƛmax = Tổng (Trọng số của mỗi tiêu chí*Tổng của mỗi tiêu chí)

= 0.56*1.68+0.26*4.53+0.13*9.33+0.05*16= 4.1315 n: Số tiêu chí CI= (ƛmax -n)/(n- 1) = (4.1315-4)/(4-1) = 0.04 CR=CI RI = 0.04 0.89 = 0.05 < 0.1 (Kết quả được chấp nhận)

2.2.3. Tính trọng số cho khả năng thích ứng (AC)

Theo công thức AHP, đối chiếu so sánh được các tiêu chí trong khả năng thích ứng từ đó xác định trọng số cho từng tiêu chí như sau:

Bảng 2.8 Giá trị so sánh giữa các yếu tố trong độ thích ứng (AC)

AC1 AC2 AC3

AC1 1 3 5

AC2 1/3 1 3

AC3 1/5 1/3 1

42

Bảng 2.9 Giá trị quy đổi và trọng số của các yếu tố trong khả năng thích ứng (AC)

AC1 AC2 AC3 Trọng số (W)

AC1 0,65 0,69 0,56 0,63

AC2 0,22 0,23 0,33 0,26

AC3 0,13 0,08 0,11 0,11 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng 1,0 1,0 1,0 1,0

Theo công thức AHP ta có:

CR=CI

RI (Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID, 2018) Trong đó:

CI= (ƛmax -n)/(n- 1)

ƛmax = Tổng (Trọng số của mỗi tiêu chí*Tổng của mỗi tiêu chí)

= 0.63*1.53+0.26*4.33+0.11*9=3.0797 n: Số tiêu chí CI= (ƛmax -n)/(n- 1) = (3.0797-3)/(3-1) = 0.04 CR=CI RI = 0.04 0.58 = 0.07 < 0.1 (Kết quả được chấp nhận)

2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ đánh giá 2.3.1. Chuẩn hóa dữ liệu 2.3.1. Chuẩn hóa dữ liệu

Sau khi đã xây dựng được bộ tham số đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đến du lịch và trọng số cho các chỉ số, ở bước tiếp theo đề tài thực hiện việc

43

toán khác nhau. Các số liệu này được quy đổi về thang giá trị từ 0 đến 1 trên Excel theo công thức sau trong trường hợp chỉ số đó tỉ lệ thuận với hợp phần được đánh giá:

Xij = 𝑋𝑖𝑗(𝑡)−𝑀𝐼𝑛𝑋𝑖𝑗(𝑡) 𝑀𝑎𝑥𝑋𝑖𝑗(𝑡)−𝑀𝑖𝑛𝑋𝑖𝑗(𝑡) Trong đó:

Xij: Giá trị Chuẩn hóa của chỉ thị j tại Quận (huyện); Xij(t): Giá trị thực của chị thị ij; Min Xij: giá trị thực nhỏ nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các Quận (huyện); Max Xij: giá trị thực lớn nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các Quận (huyện).

Ngược lại, trong trường hợp chỉ số tính toán có quan hệ nghịch với hợp phần được đánh giá thì đề tài áp dụng công thức:

Xij = 𝑀𝑎𝑥𝑋𝑖𝑗(𝑡)− 𝑋𝑖𝑗(𝑡) 𝑀𝑎𝑥𝑋𝑖𝑗(𝑡)−𝑀𝑖𝑛𝑋𝑖𝑗(𝑡) Trong đó:

Xij: Giá trị Chuẩn hóa của chỉ thị j tại Quận (huyện); Xij(t): Giá trị thực của chị thị ij; Min Xij: giá trị thực nhỏ nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các Quận (huyện); Max Xij: giá trị thực lớn nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các Quận (huyện).

Các dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa trong excel được chuyển đổi sang môi trường GIS và được cập nhật số liệu cho từng chỉ số. Hình 2.1 và 2.2 minh họa quá trình cập nhật dữ liệu trong phần mềm QGIS.

44

Hình 2.2 Nhập số liệu các tiêu chí, chuyển đổi qua tỷ lệ 0-1

45

Hình 2.4 Hoàn thành cập nhập dữ liệu vào QGIS 2.3.2. Chuyển đổi dữ liệu sang GRASS GIS

Dữ liệu GIS sau khi hoàn thành việc cập nhật trong QGIS được đưa vào phần

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ TÍNH TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 40)