3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1.6 Tình hình công tác GDTC của trường THPT Thái Phiên
Phố Đà Nẵng
Trường THPT Thái Phiên nằm ở Quận Thanh Khê – Thành Phố Đà Nẵng, là một ngôi trường có bề dày lịch sử lâu đời trong thành phố, là một trong những ngôi trường thuộc khu vực ở trung tâm thành phố. Cơ sở vật chất, dụng cụ sân bãi phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của nhà trường mặc dù đã được Sở GD&ĐT, Ban giám hiệu trường hết sức quan tâm đầu tư nâng cấp với số lượng học sinh tương đối lớn thì hiện tại cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn, chưa đủ để phục vụ. Hơn thế nữa trường nằm ở địa bàn khu dân cư đông đúc nên sân bãi tập luyện có nhiều khó khăn. Diện tích của nhà trường tương đối hẹp chỉ đủ xây dựng phòng học môn văn hóa, điều kiện địa hình sân thể dục và với số lượng học sinh lớn như thế mà nhà trường chỉ có 10 giáo viên thể dục. Diện tích đất, công trình thể thao phục vụ cho việc tập luyên ngoại khóa hầu như không có. Sân bãi phục vụ cho các giờ học chính khóa chưa đảm bảo. Mật độ giảng dạy cao, dẫn đến sân bãi dụng cụ không đáp ứng đủ. Qua điều tra cho thấy việc xây dựng một cơ sở học tập TDTT và tăng cường thêm cán bộ giảng dạy của trường là cấp bách, nhưng lại hết sức khó khăn vì điều kiện địa hình, đòi hỏi phải có thời gian và kinh phí không thể đáp ứng ngay được. Vì vậy việc cải tiến phương pháp giảng dạy dựa trên cơ sở vật chất hiện có của nhà trường là cần thiết.
Phân phối chương trình môn GDTC học kỳ II năm học 2011-2012 của khối 11 trường THPT Thái Phiên bao gồm: Cầu lông, bóng đá, nhảy cao,chạy bền.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP - TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết 3 nhiệm vụ trên của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng được sử dụng rộng rãi đối với những người làm công tác nghiên cứu nhằm thu thập những thông tin để giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Khi tiến hành nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập, tìm hiểu và sử dụng các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu như giáo trình giảng dạy, sách báo, các đề tài nghiên cứu của các sinh viên khóa trước và một số tài liệu khác.[13;tr186]
2.1.2 Phương pháp phỏng vấn
Là phương pháp sử dụng nhằm thu thập thông tin dữ liệu, tham khảo ý kiến đánh giá tạo cơ sở khoa học cho các vấn đề nghiên cứu. Chúng tôi sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
Đối tượng mà chúng tôi chọn phỏng vấn là các Thầy, Cô giáo có chuyên môn và tham gia công tác giảng dạy GDTC lâu năm ở trong nhà trường THPT Thái Phiên.
Thông qua trao đổi phỏng vấn, chúng tôi thu thập tài liệu cần thiết là cơ sở cho việc lựa chọn các bài tập, các test đánh giá về khả năng phối hợp vận động để áp dụng vào quá trình nghiên cứu.[13;tr187]
2.1.3. Phương pháp kiểm tra nhân trắc
Để xác định các chỉ số về hình thái của học sinh Nữ khối 11Trường THPT Thái Phiên, chúng tôi tiến hành đo đạc các thông số cơ bản sau:
a/ Chiều cao đứng (cm)
- Cách đo : Học sinh đi chân không, đứng ở tư thế nghiêm, đứng dựa lưng vào thước đo sao cho hai gót chân, lưng, mông, đầu thành một đường thẳng. Được đo từ mặt phẳng đối tượng kiểm tra đứng đến đỉnh đầu.
Điều tra viên đứng bên phải đối tượng kiểm tra dùng thước Êke vuông góc đặt ở phía trên đầu đối tượng kiểm tra sao cho vuông góc với tường nơi vạch thước kẻ sẵn và xác định chiều cao của học sinh đó. Chiều cao được tính từ mặt đất tới đỉnh đầu. Sau khi đối tượng kiểm tra bước ra ngoài thước, đọc kết quả, ghi giá trị đo được với đơn vị tính là cm.[5;tr17]
b/Cân nặng (kg)
- Chuẩn bị : Cân bàn điện tử, chính xác đến 0,05 kg, một ghế cao 40 cm. - Cách đo : Từng người một đi chân không, mặc áo quần mỏng, ngồi lên ghế, đặt hai chân cân đối lên mặt cân rồi đứng lên để cân. Người đo xác định trọng lượng trên mặt cân khi đồng hồ báo đã ổn định. Đơn vị để tính cân nặng là kg.[5;tr17]
c/BMI :Chỉ số khối cơ thể(Body Mass Index :BMI) Cân nặng (kg)
(Chiều cao)2(m)
Chỉ số BMI nói lên mối quan hệ giữa cân nặng và chiều cao. Nó đánh giá sơ bộ tình trang dinh dưỡng của cơ thể. Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng và sự phát triển chỉ số BMI của học sinh Khối 11 tôi sử dụng chỉ số BMI của Hội đái tháo đường Châu Á năm 2000 để đánh giá.
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm
Là phương pháp nghiên cứu nhờ hệ thống các bài tập hoặc test được thực tiển thừa nhận, được tiêu chuẩn hoá về nội dung, hình thức và điều kiện thực hiện, nhằm đánh giá năng lực của học sinh nữ và để thu thập thông tin về thể lực của học sinh nữ Trường Trung Học Phổ Thông Thái phiên – Thành Phố Đà Nẵng năm học 2011 – 2012.[13;tr189]
BMI= + + = =
Để đánh giá được các tố chất thể lực của học sinh Nữ khối 11Trường THPT Thái Phiên chúng tôi sử dụng các test sau:
- Test chạy 30m xuất phát cao(s) - Bật xa tại chỗ (cm)
- Test chạy con thoi 4 x 10m(s) - Chạy tùy sức 5p(m)
- Nằm ngửa gập bụng 30s(lần)
Sau đây là cách thực hiện các test theo quy định của Bộ GD & ĐT:
a/ Test chạy 30m xuất phát cao (s)
Test này nhằm đánh giá sức nhanh của học sinh. Đó là tổng hợp năng lực xuất phát nhanh, guồng chân nhanh, biên độ bước chân hợp lý.
- Chuẩn bị : Đường chạy có chiều dài thẳng ít nhất 40m, bằng phẳng, nền đất khô, chiều rộng ít nhất 2m, có thể cho 1-2 người cùng chạy một đợt, nếu rộng hơn có thể cho 3 – 4 người chạy. Kẻ vạch xuất phát, vạch đích, ở hai đầu đường chạy đặt cọc tiêu. Sau đích ít nhất có khoảng trống 10m để giảm tốc độ khi về đích. Một người ra lệnh xuất phát bằng lời hô và bằng cờ tín hiệu ở sau vạch xuất phát. Số người bấm giờ phụ thuộc vào số người chạy mỗi đợt và số đồng hồ bấm giây có được. Một người theo dõi và bấm giờ, người đứng ngay sau vạch đích. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước do độ dài, dây về đích.
- Cách đo : Đối tượng kiểm tra ( chạy bằng chân không hoặc bằng giày), khi có hiệu lệnh “vào chỗ”, tiến vào sau vạch xuất phát, đứng chân trước chân sau, cách nhau bằng một vai, trọng tâm hơi đổ về phía trước, hai tay thả lỏng tự nhiên, bàn chân trước ngay sau vạch xuất phát, tư thế thoải mái. Khi nghe thấy “sẵn sàng”, người chạy hạ thấp trọng tâm, dồn vào chân trước, tay hơi co ở khớp khủy đưa ra ngược chiều chân, thân người đổ về trước, đầu hơi cúi, toàn thân giữ yên, tập trung chú ý, đợi lệnh xuất phát. Khi có lệnh “chạy” ngay lập tức lao nhanh về phía trước, thẳng tiến tới đích và bay qua đích.
Thành tích được tính khi học sinh chạy hết cự ly, và được xác định đến % giây (s). Học sinh chạy 1 lần, vấp ngã thì cho chạy lại. Người bấm giờ đứng ngang với vạch đích, khi thấy cờ bắt đầu hạ lập tức bấm đồng hồ. Khi ngực và vai người chạy chạm mặt phẳng đích thì bấm dừng [5;tr18 ]
b/ Bật xa tại chỗ (cm):
Đây là test nhằm đánh giá sức mạnh bột phát chi dưới của học sinh. Sức mạnh tốc độ là năng lực thực hiện nhanh các động tác đòi hỏi phải dùng đến sức mạnh. Ai bật càng xa chứng tỏ người đó có sức mạnh tốc độ tốt.
- Chuẩn bị : Dụng cụ gồm thảm cao su giảm chấn kích thước 3x2m. Đặt một thước đo dài làm bằng thanh hợp kim (3 x 0,3m). Thước này được đặt trên mặt phẳng nằm ngang và ghim chặt xuống thảm, tránh xê dịch trong quá trình điều tra. Kẻ vạch xuất phát, mốc 0 của thước chạm vạch xuất phát. Kết quả đo được tính bằng độ dài từ vạch xuất phát đến dấu vết cuối cùng của gót bàn chân (vạch dấu chân trên thảm) nhảy hai lần tính lần xa nhất. [5;tr19]
c/Test chạy con thoi 4 x 10m (s).
Đây là test đánh giá sức nhanh và khả năng phối hợp vận động của học sinh. - Chẩn bị : Đường chạy có kích thước10x1,2m; ở 4 góc có vật chuẩn để quay đầu (đường chạy bằng phẳng không trơn). Để an toàn ở hai đầu đường chạy phải có khoảng trống ít nhất 2m. Đường chạy bằng phẳng, trống trơn, tốt nhất nên trên đất khô. Dụng cụ gồm đồng hồ bấm giây, thước đo dài, 4 vật chuẩn đánh dấu 4 góc.
- Cách thực hiện : Đối tượng kiểm tra thực hiện theo khẩu lệnh “vào chỗ - sẵn sàng - chạy” giống như thao tác đã trình bày trong chạy 30m xuất phát cao. Khi chạy đến vạch 10m, chỉ cần một chân chạm vạch, lập tức nhanh chóng quay ngoắt toàn thân vòng lại, trở về vạch xuất phát và sau khi chân lại chạm vạch xuất phát thì lại quay trở lại.Thực hiện lặp lại cho đến hết quảng
đường, tổng số 2 vòng với 3 lần quay. Quay theo chiều trái hay phải là do thói quen của từng người, chỉ chạy một lần. [5;tr18]
d/ Chạy tùy sức 5p (m)
Đây là test đánh giá sức bền của học sinh.
- Chuẩn bị : Đường chạy ít nhất 50m, rộng ít nhất 2m, hai đầu kẻ hai đường giới hạn, phía ngoài hai đầu giới hạn có khoảng trống ít nhất 1m. Giữa hai đầu đường chạy đặt vật chuẩn để quay vòng. Trên đoạn 50m đánh dấu từng đoạn 10m để xác định phần lẻ quảng đường (5m) sau khi hết thời gian chạy. Đồng hồ bấm giây, số đeo và tích-kê ứng với mỗi số đeo.
- Cách thực hiện : Tất cả các thao tác của kiểm tra viên và đối tượng kiểm tra tương tự như “chạy con thoi”. Mỗi đợt chạy có thể sắp xếp từ 5-7 đối tượng kiểm tra. Mỗi đối tượng kiểm tra có 1 số đeo ở ngực và tay cầm 1 tích- kê có số tương ứng.
Khi có lệnh “chạy”, đối tượng kiểm tra chạy trong ô chạy, hết đoạn đường 50m vòng (bên trái) qua vật chuẩn chạy lặp lại trong vòng 5 phút. Người chạy nên chạy từ từ những phút đầu, phân phối đều sức và tùy theo sức mình mà tăng tốc dần. Nếu mệt thì có thể chuyển thành đi bộ đến hết giờ. Mỗi đối tượng điều tra có một số đeo ở ngực và tay cầm tích – kê có số tương đương. Khi có lệnh dừng, lập tức thả ngay tích-kê của mình xuống ngay nơi chân tiếp đất để đánh dấu số lẻ quảng đường chạy được, sau đó chạy chậm dần lại hoặc đi bộ thả lỏng để hồi sức. [5;tr20]
e/ Nằm ngửa gập bụng (lần/30s) :
Đây là test dùng để đánh giá sức mạnh của cơ thân mình( cơ bụng ). Tính số lần trong 30 giây.
- Cách thực hiên : Đối tượng điều tra nằm ngửa gập bụng từ ngồi co gối. Đối tượng kiểm tra ngồi trên sàn (ghế băng, trên cỏ) bằng phẳng, sạch sẽ. Chân co 900 ở đầu gối, bàn chân áp sát sàn, các ngón tay đan chéo nhau, lòng bàn tay áp chặt vào sau đầu, khuỷu tay chạm đùi. Người thứ hai hỗ trợ bằng
cách ngồi lên mu bàn chân, đối diện với đối tượng kiểm tra, hai tay giữ ở phần dưới cẳng chân nhằm không cho bàn chân của đối tượng kiểm tra tách rời ra khỏi sàn. Khi có lệnh “ bắt đầu”, đối tượng kiểm tra ngả người ở tư thế nằm ngửa, hai bả vai chạm sàn sau đó gập bụng thành ngồi (trở về tư thế ban đầu) 2 khuỷu tay chạm đùi, thực hiện động tác gập thân 900. Mỗi lần ngả người, co bụng được tính một lần. Thành tích được tính là số lần gập được của đối tượng trong thời gian 30 giây.
Điều tra viên ra lệnh “ bắt đầu”, bấm đồng hồ đến giây thứ 30, hô “ kết thúc”, điều tra viên thứ hai đếm số lần gập bụng . [5;tr19]
2.1.5. Phương pháp toán thống kê
Để đánh giá các bài tập sử dụng trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã dùng phương pháp toán học thống kê để xử lý số liệu, so sánh, đánh giá sự phát triển thể chất của học sinh Nữ khối 11 Trường Trung Học Phổ Thông Thái Phiên TP.Đà Nẵng năm học 2011 -2012.
Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng một số công thức của toán thống kê như sau:
- Tính trung bình cộng(X ) : Tỷ số giữa tổng lượng trị số các cá thể với tổng số các cá thể của tập hợp mẫu.
n X X i n i 1
Trong đó:Số trung bình cộng.
Xi: Kết quả của từng cá thể n :Số cá thể
∑ :Ký hiệu tổng
- Tính độ lệch chuẩn : là tỷ số nói lên tính chất phân tán của các trị sốxi xung quanh giá trị trung bình.
n X Xi n i 2 1 ) ( (n ≥ 30)
- Tính hệ số biến sai (CV): là tỉ lệ phần trăm giữa độ lệch chuẩn và trung bình công,dùng để đánh giá tính chất đồng đều của các số liệu nghiên cứu.
x.100% v C X
Cách đánh giá :
+ Cv ≤ 10% thì đám đông có số liệu tương đối đồng đều. + Cv > 10% các số liệu phân bố phân tán, không đồng đều. - So sánh 2 số trung bình quan sát.
1 2 2 2 1 2 1 2 X X t n n
t (chỉ số t.student) được đánh giá như sau:
+ t < 1, 96 :Sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P≥5%
+ t > 1,96 : Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác xuất P<5% - Tính độ biến thiên ( W%):
) ( 5 , 0 ) ( 100 % 2 1 1 2 X X X X W
Trong đó: :là giá trị của lần kiểm tra 1 :Là giá trị của lần kiểm tra 2 - Thang độ C ( thang điểm 10)
C = 5 + 2Z Trong đó : X X Z i
2.2. Tổ chức nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 100 Nữ học sinh khối 11Trường THPT Thái Phiên – Thành phố Đà Nẵng năm học 2011-2012.
n30
1
X
2
2.2.2. Điạ điểm nghiên cứu
-Trường THPT Thái Phiên – Thành phố Đà Nẵng. - Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng.
2.2.3. Thời gian nghiên cứu
Đề tài này được tiến hành nghiên cứu từ tháng 10/2011 đến tháng 05/2012 và chia làm 3 giai đoạn:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 10/201 đến ngày 30/01/2012 với các nhiệm vụ sau: - Lựa chọn đề tài và viết đề cương nghiên cứu.
- Thu tập một số tài liệu có liên quan - Bảo vệ đề cương
- Viết phần tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
* Giai đoạn 2: Từ ngày 30/01 đến ngày 25/04/2012 với các nhiệm vụ sau: - Giải quyết nhiệm vụ 1.
- Giải quyết nhiệm vụ 2. - Giải quyết nhiệm vụ 3.
- Tổng hợp phân tích các số liệu đã được nghiên cứu và viết luận văn . * Giai đoạn 3: Từ ngày 30/04 đền ngày 20/05/2012 với các nhiệm vụ sau:
- Tiến hành chỉnh sửa, hoàn thiện luận văn. -Bảo vệ luận văn trước hội đồng khoa học.
2.2.4. Thiết bị và dụng cụ nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài để có hiệu quả số liệu chính xác, cụ thể chúng tôi sử dụng các dụng cụ sau :
- Sân thể dục Trường THPT Thái Phiên.
- Thước dây, thước đo chiều cao, cân đo trọng lượng, đồng hồ bấm giây, hố cát hoặc thảm bật xa, bục, còi, cờ và một số dụng cụ hổ trợ khác…
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng hình thái và thể lực của học sinh Nữ khối 11 của Trường THPT Thái Phiên