PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
4.2 Tối ưu hóa phản ứng PCR
4.2.2 Mối quan hệ và khoảng cách di truyền của 40 mẫu cá thể tỏi dựa trên phân
tích ISSR
Hình 4. 7 Cây phân loại 8 mẫu tỏi đại diện của các hộ dựa trên hệ số tương đồng di truyền
Từ kết quả phân tích hình ảnh điện di sản phẩm ISSR đã thống kê các băng điện di và xử lý số liệu bằng phần mềm NTSYS_PC version 2.1 nhằm xác định khoảng cách di truyền giữa các mẫu tỏi nghiên cứu thông qua hệ số tương đồng di truyền và biểu đồ cây tiến hóa. Các mẫu có hệ số tương đồng di truyền gần nhau sẽ được xếp thành 1 nhóm, giữa các nhóm lại có sự liên hệ với nhau. Trong đó 8 mẫu tỏi được phân ra làm 2 nhóm chính với hệ số tương đồng bằng 0.55
Nhóm thứ nhất bao gồm 4 mẫu đó là T1, T5, T7, T4 nhưng được chia ra làm 2 nhóm riêng ở hệ số tương đồng bằng 0.92(hình 4.7) trong đó mẫu T1 và T5; T7 và T4 có hệ số tương đồng bằng 1(hình 4.7) nên cũng giống nhau hoàn toàn về kiểu gen
Nhóm thứ hai bao gồm 4 mẫu đó là T2, T3, T8 và T6. Nhưng ở hệ số tương đồng là 0.66 thì mẫu T6 ở một nhánh riêng biệt nên có hệ gen khác xa với các mẫu còn lại. Ở hệ số tương đồng là 0.77 thì trong 3 mẫu còn lại thì mẫu T8 đã ở 1 nhánh khác nên sự khác
Trang 28
nhau về gen so với 2 mẫu còn lại. Cuối cùng là 2 mẫu T2 và T3 đã có sự khác biệt về hệ gen ở hệ sô tương đồng 0.89.
Từ đó ta thấy 4 mẫu ở nhóm 1 có quan hệ gần gũi về hệ gen tại hệ số tương đồng 0.89 mà đều thuộc xã An Hải. Mẫu T6 có sự khác biệt về gen với các mẫu còn lại và thuộc xã An Bình. Còn lại các mẫu ở xã An Vĩnh. Vì vậy ở các vị trí địa lý khác nhau thì có sự khác nhau về mặt di truyền của các quần thể tỏi Lý Sơn.
Bảng 4. 4 Kết quả phân tích sự đa hình các phân đoạn DNA của 3 chỉ thị ISSR với 40 mẫu cá thể của các hộ STT Tên mồi Tổng số phân đoạn Số phân đoạn đa hình Tỷ lệ phân đoạn đa hình h+ SD I+ SD 1 UBC808 8 7 87,5% 0.4703+ 0.0093 0.6631+ 0.0095 2 UBC810 4 4 100% 0.4569+ 0.0093 0.6494+ 0.0095 3 UBC834 8 8 100% 0.4747+ 0.0093 0.6676+ 0.0095 Tổng 20 19 Trung bình 6,6 6,3 95,3%
Kết quả kiểm tra thu được tổng cộng 20 phân doạn được nhân lên, trong đó 19 phân đoạn đa hình chiếm 95,3%(bảng 4.3). Trong số 3 chỉ thị thì UBC834 có số phân đoạn đa hình cao nhất đạt 8 phân đoạn. UBC 810 thì có 3 phân đoạn đa hình. Tuy nhiên với tỉ lệ đa hình cao nên chỉ thị ISSR rất có hiệu quả trong phân tích đa dạng các thể trong quần thể tỏi
Trang 29
Hình 4.8 Cây phân loại 40 mẫu tỏi cá thể của các hộ dựa trên hệ số tương đồng di truyền I II I IIb2 IIb1 IIa IIb Ib b Ia
Trang 30
Từ kết quả phân tích hình ảnh điện di sản phẩm ISSR tôi thống kê các băng điện di và xử lý số liệu bằng phần mềm NTSYS_PC version 2.1 nhằm xác định khoảng cách di truyền giữa các mẫu tỏi nghiên cứu thông qua hệ số tương đồng di truyền và biểu đồ cây tiến hóa. Các mẫu có hệ số tương đồng di truyền gần nhau sẽ được xếp thành 1 nhóm, giữa các nhóm lại có sự liên hệ với nhau. Trong đó 40 mẫu tỏi được phân ra làm 2 nhóm chính với hệ số tương đồng nằm trong khoảng từ 0,53 đến 1,00.
Trong đó nhóm I bao gồm 9 mẫu tỏi được chia ra làm 2 nhóm nhỏ đó là Ia và Ib. Trong nhóm Ia thì có 4 mẫu, theo hình 4.3 mẫu 1,2,3(T1) cùng 1 nhánh nên có quan hệ gần gũi hơn mẫu 23(T5) vì vậy các cá thể ở 2 quần thể khác nhau thì có quan hệ gần gũi về gen Nhóm Ib có 5 mẫu, theo hình 4.3 thì ta thấy mẫu 37 và 38(T7) có quan hệ gần gũi với nhau; và 3 mẫu còn lại 36,39, 40(T7) có quan hệ gần gũi với nhau. Cùng 1 quần thể chú Phúc nhưng lại có sự khác biệt về gen
Nhóm II gồm 31 mẫu còn lại được chia thành 2 nhóm đó là IIa và IIb.Trong đó nhóm IIa có 11 mẫu trong đó mẫu 6,7,9,10(T2),19(T3), 20,21,22(T4) cùng nhánh nên có quan hệ gần gũi với nhau ta thấy các cá thể của 3 quần thể khác nhau có quan hệ gần gũi về mặt di truyền. Còn mẫu số 8(T2) ở 1 nhánh riêng so với 8 mẫu trên nên có sự khác biệt xa về mặt di truyền.
Mẫu 4 và 5(T1) cùng 1 nhánh nên có quan hệ gần gũi(hình 4.3) 2/5 cá thể của quần thể này có hệ gen giống nhau. Nhóm IIb có 20 mẫu được làm 2 nhóm nhỏ là IIb1 và IIb2. Trong nhóm IIb1 có mẫu số 11,12(T3) có quan hệ gần gũi với nhau, mẫu 13 và 14(chú
Quý) đứng 1 nhánh riêng nên ít gần gũi hơn từ đó ta thấy tuy cùng 1 một hộ nhưng các cá
thể có sựu khác nhau về mặt di truyền.
Nhóm IIb2 thì mẫu số 31,32,35,33,34(T7) cùng 1 nhánh nên có quan hệ gần gũi với nhau nên quần thể này không có sự khác nhau nhiều về mặt di truyền; 16,17,18(T4) có quan hệ gần gũi với nhau; 30,29,28;26;27(T6) 24(T5);15(T3) có quan hệ gần gũi về mặt di truyền với nhau.(hình 4.3). Qua dó ta thấy có sự khác nhau về mặt di truyền giữa các cá thể trong một quần thể với nhau.
Trang 31