NGHIỆP KKT DUNG QUẤT VÀ KCN QUẢNG PHÚ, TỊNH PHONG
Nước thải công nghiệp tại KKT Dung Quất và KCN Quảng Phú, Tịnh Phong gồm các yếu tố có mức độ rủi ro khác nhau, đây là những mối nguy hại tiềm tàng đối với các nguồn tiếp nhận nước thải. Để nhận định và đánh giá rõ những ảnh hưởng của các yếu tố rủi ro từ nước thải công nghiệp đến các hệ sinh thái xung quanh KKT Dung Quất và KCN Quảng Phú, Tịnh Phong. Đề tài tiến hành xác định các hệ sinh thái chịu tác động do nước thải công nghiệp, kết quả đã xác định được 3 hệ sinh thái là hệ sinh thái sông, đồng ruộng và đô thị. Kết quả cụ thể được trình bày ở hình 3.6.
Hình 3.6 Sơ đồ tác động của các yếu tố rủi ro đối với hệ sinh thái
BOD, COD TSS N-NH4+, N-ts, P-ts Photpho tổng, Coliforms HST đồng ruộng Con người HST sông HST đô thị Bệnh tật Không khí Nước ngầm Kim loại nặng Sinh vật Nước mặt Trầm tích Sinh vật Không khí Nước ngầm Nước mặt
Kết quả hình 3.6 cho thấy, các yếu tố rủi ro sẽ tác động đến các hệ sinh thái, ảnh hưởng đến môi trường và sinh vật thông qua quá trình tích lũy và khuếch đại sinh học. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 3.4.
Bảng 3.4 Tác động của các yếu tố rủi ro đến hệ sinh thái
Yếu tố Hệ sinh thái Tác động TSS
HST đô thị Gây mất cảnh quan đô thị và gây mùi hôi
HST đồng ruộng Hấp phụ lên các chất độc hại ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng HST sông Làm giảm độ trong của nước, ảnh hưởng đến
năng suất của sinh vật thủy sinh
BOD, COD
HST đô thị Tác động không đáng kể HST đồng ruộng
Làm giảm oxy hoàn tan trong nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật thủy sinh; các chất hữu cơ khó phân hủy ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và đời sống của các loài động vật như cá, ốc bươu,…
HST sông Làm giảm oxy hoàn tan trong nước, ảnh hưởng không đáng kể đến sinh vật thủy sinh
N-NH4+, N-ts, P-ts
HST đồng ruộng Không gây ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái HST sông
Có thể gây hiện tượng phú dưỡng, tảo nở hoa, đe dọa sự suy thoái của hệ sinh thái, làm suy giảm chất lượng nước, ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật thủy sinh
Kim loại nặng
HST đô thị Gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
HST đồng ruộng Ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng phát triển của cây trồng, suy giảm hệ sinh thái do kim loại nặng được tích lũy và khếch đại sinh học
HST sông Tích lũy kim loại nặng ở các loài động vật không có xương sống và các loài cá
Coliforms
HST đô thị Gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người
HST đồng ruộng Ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của sinh vật thủy sinh
HST sông Ô nhiễm vi sinh, ảnh hưởng đời sống của sinh vật thủy sinh
Các chất ô nhiễm gây rủi ro ở các mức độ khác nhau đối với từng hệ sinh thái cụ thể. Có sự khác biệt giữa mức độ rủi ro trong hệ sinh thái là do quá trình tích lũy, lắng đọng và khuếch đại sinh học thông qua chuỗi và lưới thức ăn. Các mắt xích thức ăn liên kết với nhau. Nhưng nếu một trong các mắt xích bị tác động thì các sinh vật tiêu thụ bậc cao hơn cũng sẽ bị tác động với xu hướng giảm nguồn thức
ăn và cuối cùng là giảm số lượng các loài, gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Các hệ sinh thái có đặc trưng riêng, do đó khả năng chịu tác động đối với cùng một nguy cơ sẽ khác nhau, cụ thể:
Hệ sinh thái sông là hệ sinh thái nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các các yếu tố rủi ro. Sông là nguồn tiếp nhận và vận chuyển chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN và các cơ sở sản xuất kinh doanh, do đó thành phần và tính chất hệ sinh thái này dễ bị thay đổi bởi nồng độ các chất ô nhiễm.
Đối với hệ sinh thái đồng ruộng thì chất lượng môi trường tại các thủy vực đang có dấu hiệu ô nhiễm, làm giảm năng suất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các yếu tố rủi ro do nước thải công nghiệp làm suy giảm chất lượng đất, nước, ảnh hưởng đời sống của sinh vật. Đặc biệt là ảnh hưởng của kim loại nặng, các chất hữu cơ khó phân hủy thông qua quá trình tích lũy sẽ gây ảnh hưởng lâu dài.
Đối với hệ sinh thái đô thị cần quan tâm đến chất lượng nước ngầm để đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho con người. Các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến hệ sinh thái này là Coliforms, chất hữu cơ khó phân hủy và các kim loại nặng.
Ngoài ra, đối với KKT Dung Quất cần chú ý đến yếu tố dầu mỡ và hệ sinh thái biển ven bờ. Dầu mỡ do hoạt động của các nhà máy và cảng biển gây nguy cơ đối với hệ sinh thái biển ven bờ. Dầu mỡ tạo màng, váng ở lớp nước mặt sẽ làm giảm lượng oxy trong nước, ảnh hưởng đến sinh vật thuỷ sinh. Ở tầng đáy, dầu mỡ tích lũy trong trầm tích sẽ làm suy giảm và biến mất các loài sinh vật đáy.
Từ những phân tích trên cho thấy, các yếu tố trong nước thải công nghiệp là mối nguy hại tiềm tàng đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người. Vì vậy, để có thể đánh giá chính xác rủi ro do các chất ô nhiễm trong nước thải công nghiệp gây ra đối với hệ sinh thái, đòi hỏi phải thu thập thông tin và dữ liệu liều lượng gây độc, thời gian tiếp xúc,…Qua đó, nhận thấy việc xác định yếu tố chịu rủi ro đòi hỏi các phân tích và nghiên cứu lâu dài nhằm mô tả chính xác rủi ro và hỗ trợ các nhà quản lý trong việc đưa ra các quyết định sinh thái thích hợp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
1. Bằng phương pháp ma trận rủi ro đã xác định được yếu tố và mức độ rủi ro do nước thải công nghiệp KKT Dung Quất và KCN Quảng Phú, Tịnh Phong, trong đó nhóm yếu tố gây rủi ro cao bao gồm Coliforms, P-ts, TSS, cụ thể:
KKT Dung Quất: P-ts gây rủi ro ở mức độ cao, Coliforms gây rủi ro ở mức độ khá cao, các thông số hữu cơ, các kim loại nặng, TSS và dầu mỡ gây rủi ro ở mức độ rất thấp.
KCN Tịnh Phong: TSS gây rủi ro ở mức độ khá cao, Pb gây rủi ro ở mức độ thấp và các yếu tố BOD, COD, một số kim loại nặng (As, Cd, Hg), và Coliforms gây rủi ro ở mức độ rất thấp.
KCN Quảng Phú: tại đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung, các yếu tố BOD, COD và TSS gây ra rủi ro ở mức độ cao, tuy nhiên mức độ rủi ro của nhóm yếu tố này giảm đi rõ rệt sau khi qua hệ thống xử lý nước thải tập trung. Điều này chứng tỏ hiệu quả khá tốt của hệ thống xử lý nước thải tập trung trong quá trình xử lý nước thải công nghiệp tại KCN.
2. Kết quả phân nhóm yếu tố rủi ro tại KKT Dung Quất, KCN Quảng Phú, Tịnh Phong cho thấy, đa số các yếu tố rủi ro đều nằm trong nhóm được chấp nhận rủi ro, riêng yếu tố Pb (KCN Tịnh Phong) nằm trong nhóm được chấp nhận rủi ro nhưng cần có biện pháp giảm thiểu và các yếu tố P-ts, Coliforms (KKT Dung Quất), TSS (KCN Tịnh Phong) nằm trong nhóm không được chấp nhận rủi ro. Từ kết quả phân nhóm yếu tố rủi ro, giúp các nhà quản lý xác định thứ tự ưu tiên giải quyết rủi ro do nước thải công nghiệp gây ra tại khu vực nghiên cứu.
3. Các đối tượng chịu tác động của nước thải công nghiệp tại KKT Dung Quất, KCN Quảng Phú, Tịnh Phong được xác định là các hệ sinh thái đô thị, hệ sinh thái đồng ruộng và hệ sinh thái sông.
2. KIẾN NGHỊ
1. Để có thể đánh giá chính xác rủi ro sinh thải của nước thải công nghiệp, các số liệu quan trắc nước thải cần được công khai trong các báo cáo về công tác bảo vệ môi trường tại các khu công nghiệp.
2. Nhằm hoàn thiện và ứng dụng hiệu quả công cụ đánh giá rủi ro sinh thái cần xây dựng một mạng lưới thông tin cập nhật đầy đủ và chính xác, nghiên cứu các phần mềm để đánh giá và quản lý rủi ro tự động nhằm hỗ trợ các nhà quản lý môi trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
[1] Hồ Chí Anh, Nguyễn Thành Hưng (2011), “Phân tích rủi ro do khai thác cát trên sông Thị Tính”, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 01-2011, trang 98-104. [2] Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo môi trường quốc gia - môi trường
nước mặt.
[3] Ban quản lý các KCN Quảng Ngãi, Báo cáo công tác quản lý môi trường tại các khu công nghiệp Quảng Ngãi năm 2012.
[4] Ban quản lý KKT Dung Quất, Báo cáo chương trình quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường KKT Dung Quất năm 2013.
[5] Đỗ Hồng Lan Chi (2009), “Nghiên cứu sử dụng công cụ học đánh giá nguy cơ của nước thải công nghiệp đối với hệ sinh thái lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai”, Tạp chí Phát triển KH&CN, tập 9, số 01-2009, trang 75-87. [6] Dự án Ngăn chặn sốt xuất huyết tại Việt Nam (9/2011), Đánh giá các tác động
không mong muốn có thể xảy ra khi phóng thả muỗi Aedes aegypti mang
Wolbachia nhằm phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam.
[7] Võ Văn Minh và ctv (2012), “Vai trò của đánh giá rủi ro sinh thái trong quản lí môi trường và khả năng ứng dụng tại Việt Nam”, Tạp chí phát triển khoa
học và công nghệ, số 1-2012.
[8] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi (2012), Báo cáo công tác quản lý môi trường các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi năm 2012.
[9] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi (2013), Báo cáo giám sát môi trường định kì KCN Quảng Phú, Tịnh Phong, đợt 1, 06/2013.
[10] Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi (2013), Báo cáo kết quả quan trắc môi trường tại phân KCN Sài Gòn – Dung Quất, 07/2013
[11] Đỗ Nam Thắng, Nguyễn Hải Yến – Viện Khoa học quản lý môi trường, Hiệu quả áp dụng phương pháp tiếp cận hệ sinh thái trong giải quyết vấn đề môi trường – sức khỏe ở Việt Nam.
[12] Phan Như Thúc (2002), Giáo trình Quản lý môi trường, Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
[13] Tổng cục môi trường – cục Bảo tồn Đa dạng sinh học (2009), Phân tích rủi ro của sinh vật biến đổi gen.
[14] Lê Thị Hồng Trân, Trần Thị Tuyết Giang (2009), “Nghiên cứu bước đầu đánh giá rủi ro sinh thái và sức khỏe cho khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Phát triển KH&CN, tập 12, số 06-2009, trang 48-59.
[15] Lê Thị Hồng Trân (2008b), Đánh giá rủi ro sức khỏe và rủi ro sinh thái, Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ Thuật.
[16] Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng (MCD), sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định (2011), Dự án Nâng cao sức đề kháng và khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu của các khu dự trữ sinh quyển biển và ven biển ở Việt Nam thông qua tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững sinh kế cộng đồng.
[17] Hoàng Trung – Viện Hải Dương học-Nha Trang, Nghiên cứu sử dụng độc tố sinh thái học trong việc cảnh báo sớm những nguy cơ sinh thái do ô nhiễm môi trường đối với các vùng nhạy cảm ven bở tỉnh Bình Định, 01/2007- 03/2009.
[18] UBND thành phố Đà Nẵng, UNDP, IMO, GEF, PEMSEA (2004), Đánh giá rủi ro ban đầu thành phố Đà Nẵng.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
[19] Barnthouse L. W., Suter II G. W., (1986), User’s manual for ecological risk
assessment, Oak Ridge National Laboratory, ORNL-6251.
[20] Critto A., Carlon C., Marcomini A. (2005), “Screening ecological risk assessment for the benthic community in the Venice lagoon (Italy)”,
Environment International, Elsevier Publisher, 31 : 1094 – 1100.
[21] Faber J.H., Wensem J. (2012), “Elaborations on the use of the ecosystem services concept for application in ecological risk assessment for soils”, Sci.
of the Total Envir. 415:3–8.
[22] Hobday A.J., Smith A.D.M., Stobutzki I.C. and the colleagues (2011), “Ecological Risk Assessment for the Effects of Fishing”, Fisheries
Research 108 (2011) 372-384.
[23] Lackey, Robert T. (1995), “The Future of Ecological Risk Assessment”,
Human and Ecological Risk Assessment, 1(4):339-343.
[24] Ma X., Lu Z., Cheng J. (2008), “Ecological risk assessment of open coal mine area”, Environ Monit Assess (2008) 147:471–481.
[25] Micheletti C., Critto A., Marcomini A. (2006),“Assessment of Ecological Risk from Bioaccumulation of PCDD/Fs and dioxin like PCBs in a Coastal Lagoon”, Environment International 33 (2007) 45-55.
[26] Pascoe G. A., Blanchet R. J. and Linder G. (1993), “Ecological risk assessment of a metals-contaminated wetland: reducing uncertainty”, The Sci. of the
Total Envir., Elsevier Publisher, 1715 – 1728.
[27] Qu C.S., Chen W., Bi J., Huang L., Li F. Y. (2011), “Ecological Risk Assessment of pesticide Residues in Taihu Lake Wetland, China”,
Ecological Modelling 222 (2011) 287-292.
[28] USEPA (1998), Guidelines for Ecological Risk Assessment
[29] Shi P., Xiao J., Wang Y., Chen L. (2014), “Assessment of Ecological and Human Health Risks of Heavy Metal Contamination in Agriculture Soils Disturbed by Pipeline Construction”, International Journal of
Environmental Research and Public Health 2014, 11, 2504-2520.
[30] Society of Environmental Toxicology and Chemistry (1997), Ecological Risk Assessment Technical Issue Paper. Pensacola, FL, USA.
[31] Suter II G. W. (1995), “Adapting ecological risk assessment for ecosystem valuation”, Ecological Economics, 14 : 137-141.
[32] Suter II G. W. (2001), “Applicability of indicator monitoring to ecological risk assessment”, Ecological Indicators, 1 : 101–112.
[33] Suter II G. W., Vermeire T., Munns Jr. W. R., Sekizawa J. (2005), “An integrated framework for health and ecological risk assessment”,
Toxicology and Applied Pharmacology 207 (2005) 611 – 616.
[34] Suter II G. W (2008), “Ecological Risk Assessment in the United States Environmental Protaction Agency: A Historical Overview”, Integrated
Environmental Assessment and Management, Volume 4, number 3, pp.
285-289.
[35] USEPA (2009), Guidelines for Risk Assessment of Wastewater Discharges to Waterways.
[36] Yu G., Feng J., Che Y., Lin X., Hu L., Yang S. (2007), “The Identification and Assessment of Ecological Risks for land Consolidation Based on the Anticipation of Ecosystem Stabilization: A Case Study in Hubei province, China”, Land Use Policy 27 (2010) 293-303.
PHỤ LỤC
BẢNG 1. KẾT QUẢ QUAN TRẮC NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP KHU KINH TẾ DUNG QUẤT VÀ KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ, TỊNH PHONG
STT Địa điểm Vị trí Thời gian
Chỉ tiêu pH BOD (mg/l) COD (mg/l) TSS (mg/l) CN- (mg/l) N-NH4+ (mg/l) P - ts (mg/l) As (mg/l) Cd (mg/l) 1 KKT Dung Quất IW3 16/03/2013 7,07 - 20,25 10 - - - - - 18/07/2013 7,12 - 84,48 10 - - - - - IW5 09/04/2013 7,16 - 39,5 4 - - - 0 0 16/07/2013 7,65 - 28,7 7,5 - - - 0 0 IW7 16/04/2013 7,5 19,16 80,12 62 0 3,64 39,3 - - 17/07/2013 7,22 56,95 99,36 15 0 1,17 10,4 - - IW8 17/04/2013 - 15,9 35,18 - - 0,85 - - - 17/07/2013 - 26,45 35,13 - - 1,6 - - - NT1 19/06/2013 7,25 30,65 60,63 36 - - - 0 0 NT2 19/06/2013 7,52 14,34 30,77 5,5 - - - 0 0 2 KCN Quảng Phú NT1 13/06/2013 6,7 231 453 110 - - - 0,0083 0 NT2 13/06/2013 6,7 15,2 22 6 - - - 0,0036 0 3 Tịnh Phong KCN NT1 18/06/2013 8,3 8 26 19 - - - - 0 NT2 18/06/2013 7,8 5 145 2396 - - - - 0 NT3 18/06/2013 6,8 0 9 23 - - - - 0 QCVN 40:2011/BTNMT A 6 - 9 30 75 50 0,07 5 4 0,05 0,05 B 5,5 - 9 50 150 100 1 10 6 0,1 0,1
Ghi chú: dấu “-” không có dữ liệu
STT Địa điểm Vị trí Thời gian
Chỉ tiêu Cu (mg/l) Cr6+ (mg/l) Hg (mg/l) Mn (mg/l) Pb (mg/l) Zn (mg/l) Phenol (mg/l) Dầu mỡ (mg/l) Coliforms (MNP/100ml) 1 KKT Dung Quất IW3 16/03/2013 - - - - - - 0,04 1,2 - 18/07/2013 - - - 0,026 0,2 - IW5 09/04/2013 0,017 0 0 0 0 0,71 0,04 0,1 - 16/07/2013 0 0 0 0 0,0012 0,0109 0,005 0,4 - IW7 16/04/2013 - - - - - - - - 46000 17/07/2013 - - - 2100 IW8 17/04/2013 - - - - - - - - - 17/07/2013 - - - - NT1 19/06/2013 - - 0 - 0,0047 - - 0,3 - NT2 19/06/2013 - - 0 - 0,0088 - - 0 - 2 KCN Quảng Phú NT1 13/06/2013 - - 0 - 0,085 - - 1,9 - NT2 13/06/2013 - - 0 - 0 - - 0 - 3 KCN Tịnh Phong NT1 18/06/2013 - - 0 - 0 - 0 - - NT2 18/06/2013 - - 0 - 0,047 - 0 - 0 NT3 18/06/2013 - - 0 - 1,05 - 0 - - QCVN 40:2011/BTNMT A 2 0,05 0,005 0,5 0,1 3 0,1 5 3000 B 2 0,1 0,01 1 0,5 3 0,5 10 5000
BẢNG CHÚ GIẢI
STT Địa điểm Vị trí Tên vị trí
1 KKT Dung Quất
IW3 Nước thải tại đầu ra hệ thống xử lý nước trạm P1 Nhà máy Lọc Dầu
IW5 Nước thải tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải Nhà máy Công nghiệp Doosan
IW7 Nước thải tại đầu ra hệ thống xử lý nước thải Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio Ethnol