Tính chất điểm bất động

Một phần của tài liệu Áp dụng tính chất AR và tính chất điểm bất động để phân loại Topo một số lớp tập. (Trang 33 - 35)

Định nghĩa 2.2. Cho X là không gian topo, f : X → X là ánh xạ. Một điểm x ∈ X được gọi là điểm bất động của X nếu f(x) =x.

Định nghĩa 2.3. Không gian topo X được gọi là có tính chất điểm bất động nếu mỗi ánh xạ liên tục f :X →X đều có điểm bất động.

Định lý 2.8. (Brouwer)(Xem [7]) Mọi ánh xạ liên tục từ hình cầu đơn vị đóng trong Rn vào chính nó đều có điểm bất động.

Định lý 2.9. (Schauder)(Xem [7]) Cho C là tập lồi của một không gian định chuẩn X. Khi đó mọi ánh xạ compact f : C →C đều có ít nhất một điểm bất động.

Ví dụ 2.1. Đoạn [a, b] trong R thì có tính chất điểm bất động.

Chứng minh

Cho ánh xạ liên tục bất kì f : [a, b] →[a, b] ta cần chứng minh tồn tại

x0 ∈ [a, b] sao cho f(x0) = x0.

Giả sử ngược lại ta có f(x) 6= x,∀x ∈ [a, b]

⇒f(a) 6= a và f(b) 6= b.

⇒f(a) > a và f(b) < b

Đặt g(x) =f(x)−x,∀x ∈ [a, b]. Suy ra g liên tục trên [a,b] và

g(a) =f(a)−a > 0

g(b) =f(b)−b < 0

Theo định lí Bolzano-Cauchy suy ra tồn tại c ∈ (a, b) sao cho g(x) = 0. Từ đó ta có f(c) = c (mâu thuẫn).

Suy ra tồn tại x0 ∈ [a, b] sao cho f(x0) = x0. Do vậy f có điểm bất động.

Nên [a,b] là không gian có tính chất điểm bất động. Ví dụ 2.2. R không có tính chất điểm bất động. Chứng minh Cho ánh xạ liên tục f : R → R x 7−→ x2 + 2 không có điểm bất động

Giả sử f có điểm bất động tức là tồn tại x0 ∈ R mà

f(x0) =x0 ⇒ x20 + 2 = x0.

Suy ra phương trình x2 −x+ 2 = 0 có nghiệm (vô lí).

Vậy f không có điểm bất động . Suy ra R không có tính chất điểm bất động.

Định lý 2.10. Cho X,Y là hai không gian đồng phôi với nhau, khi đó nếu X có tính chất điểm bất động thì Y có tính chất điểm bất động và ngược lại.

Chứng minh

Gọi f là phép đồng phôi từ X lên Y.

Giả sử X có tính chất điểm bất động. Phải chứng minh Y cũng có tính chất điểm bất động.

Cho g là một ánh xạ liên tục bất kì từ Y → Y, lúc đó ánh xạ

f−1gf :X →X liên tục.

Do tính chất điểm bất động của x nên suy ra tồn tại x ∈ X:

f−1gf(x) = f−1(g(f(x))) = x

Suy ra g(f(x)) = f(x).

Trong đó f(x) ∈ Y, vậy f(x) là điểm bất động của g hay Y cũng có tính chất điểm bất động.

Đổi vị trí của X và Y cho nhau, ta thấy nếu Y có tính chất điểm bất động thì X cũng có tính chất điểm bất động.

Một phần của tài liệu Áp dụng tính chất AR và tính chất điểm bất động để phân loại Topo một số lớp tập. (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)