Tổ chức kiểm tra 45 phút

Một phần của tài liệu Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Vật lí 6 THCS (Trang 85)

6. Cấu trúc khóa luận

2.4.2. Tổ chức kiểm tra 45 phút

Đề kiểm tra 45 phút

Phần Câu Nội dung NL

I. Trắc nghiệm

(4 điểm)

1 Đi khám răng, nha sĩ khuyên không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Vì sao bác sĩ lại khuyên như vậy?

A. Răng dễ bị sâu. B. Răng dễ bị rụng.

C. Tổn thương phần mềm trong miệng. D. Men răng dễ bị rạn nứt.

K4

2 Để lợi nhất thì nên đổ xăng vào buổi nào trong ngày? A. Buổi sáng.

B. Buổi trưa. C. Buổi chiều. D. Buổi tối.

K4

3 Vào ngày khai trường đầu năm, bạn Liên đội trưởng thường kéo lá cờ ở cột cờ từ dưới lên trên. Theo em bạn kéo được là nhờ máy cơ đơn giản nào?

A. Đòn bẩy.

B. Ròng rọc động. C. Ròng rọc cố định. D. Mặt phẳng nghiêng.

K4

4 Để mở nắp thiếc của một lọ mứt làm bằng thủy tinh đang bị siết chặt thì làmcách nào sau đây?

A. Đổ nước sôi lên trên nắp thiếc.

B. Ngâm phần thân của lọ thủy tinh vào nước sôi. C. Ngâm phần thân của lọ thủy tinh vào nước đá. D. Ngâm cả lọ vào nước đá.

K4

5 Cô y tá sau khi đo nhiệt độ cho bệnh nhân thường cầm vào bộ phận nào của nhiệt kế?

A. Đầu kim loại trên nhiệt kế. B. Thân nhiệt kế.

C. Đuôi nhiệt kế.

D. Cầm bộ phận nào mà cô y tá thấy phù hợp.

K4

6 Câu nào sau đây không phải là sự nở vì nhiệt? A. Khinh khí cầu bay lên.

78

B. Nung nóng vòng sắt rồi cho vào bánh xe bò. C. Xe đạp để ngoài trời nắng.

D. Bơm khí vào quả bong bóng thấy quả bóng to ra.

7 Hãy nối tên nhiệt độ ở cột 1 với độ lớn tương ứng với cột 2,3:

1. Nhiệt độ của người bình thường.

a. 35 oC I. 32 oF

2. Nhiệt độ của người bị sốt.

b. 39oC II. 98,6 oF

3. Nhiệt độ của nước đá tan.

c. 0 oC III. 212 oF

4. Nhiệt độ của nước đang sôi. d. 37oC IV. 107,6 oF 5. Nhiệt độ lớn nhất ghi trên nhiệt kế y tế. e. 100 oC V. 102,2 oF f.42 oC VI. 95 oF Cột 1 Cột 2 Cột 3 P5 II. Tự luận (6 điểm) 1 (2 đ)

Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, những thiết bị di động có thể sử dụng trong khoảng nhiệt độ từ 0 đến 35 độ C. Nếu nhiệt độ tăng quá cao sẽ gây ra cháy nổ, hư hỏng điện thoại. Hãy nêu cách khắc phục tình trạng này?

K4, C5

2

(4 đ)

Là kỹ sư cầu đường anh Nam thường xuyên phải đứng ngoài trời nắng, có hôm anh phơi nắng ngoài công trình làm công việc giám sát cả ngày trời. Chính vì vậy mà vào mùa hè nhiệt độ ngoài trời có khi lên đến 40o C, cứ đi làm về là anh đi tắm luôn cho mát mẻ.

Các em là HS, sau khi đi học về hay chơi thể thao ngoài trời nắng thì các em có hay tắm ngay như anh Nam hay không?

Theo em, việc tắm ngay sau khi ra ngoài trời nóng có ảnh hưởng gì đến sức khỏe? Nếu không tốt em sẽ cho anh Nam những lời khuyên gì?

K4, X3

2.5. Kết luận chƣơng 2

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận của việc xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển NL HS THCS, chương trình và sách giáo khoa VL 6, chúng tôi đã:

79

- Thiết kế quy trình xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển NL HS.

- Xây dựng được ngân hàng câu hỏi chương trình VL 6 THCS gồm 43 câu hỏi theo định hướng phát triển NL HS.

- Thiết kế được tiến trình dạy học bài mới có sử dụng câu hỏi theo định hướng phát triển NL HS.

- Thiết kế được đề kiểm tra 15 phút và 45 phút với ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển NL HS.

80

CHƢƠNG 3

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM 3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm

Mục đích của TNSP là kiểm tra tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài “Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển NL HS, trong dạy học VL 6 THCS”. Kết quả TNSP phải trả lời được các câu hỏi sau:

- Tổ chức dạy học với ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển NL HS có giúp HS phát huy NL chưa?

- Chất lượng học tập của HS khi dạy học có sử dụng câu hỏi phát triển NL HS như thế nào?

- Việc sử dụng câu hỏi phát triển NL có tạo được môi trường thuận lợi trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong dạy học hay không?

- Việc sử dụng câu hỏi phát triển NL HS trong dạy học có tạo hứng thú, thu hút sự chú ý của HS trong học tập không?

- Kết quả sau khi sử dụng câu hỏi phát triển NL như thế nào?

- Những câu hỏi phát triển NL có phù hợp với trình độ, NL, khả năng của HS lớp 6 hay không?

Trả lời các câu hỏi trên sẽ tìm ra những thiếu sót của đề tài để kịp thời điều chỉnh, bổ sung sao cho hoàn thiện, từ đó góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học VL và quá trình đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sƣ phạm

Trong quá trình TNSP, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức dạy học bài 5 “Khối lượng. Đo khối lượng” trong phần Cơ học, chương trình VL lớp 6 có sử dụng các câu hỏi phát triển NL.

- Đánh giá tính khả thi của tiến trình dạy học theo đề xuất của đề tài, hiệu quả của hệ thống câu hỏi phát triển NL HS.

- Thu kết quả sau khi học.

- Đánh giá kết quả HS làm được.

- Khảo sát tính phù hợp của những câu hỏi phát triển NL thông qua việc lấy ý kiến từ các chuyên gia, mà ở đây là các thầy cô giáo dạy tại các trường THCS, THPT ở thành phố Đà Nẵng.

3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm

- TNSP lần 1:

+ HS và quy trình dạy học trong bài 5 “Khối lượng. Đo khối lượng” phần Cơ học VL 6 với hệ thống câu hỏi phát triển NL HS.

81

của trường THCS Tây Sơn trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng.

- TNSP lần 2: 1 GV trường THCS Nguyễn Hồng Ánh, 1 GV trường THCS Tây Sơn, 2 GV trường THCS Nguyễn Văn Linh, 1 GV trường Phổ thông dân tộc nội trú Hội An, 1 GV Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

3.4. Thời điểm thực nghiệm sƣ phạm

Việc TNSP được chia làm 2 giai đoạn và được tiến hành trong 2 khoảng thời gian, cụ thể như sau:

- Giai đoạn 1: được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 28/09 đến 28/10 năm 2016.

- Giai đoạn 2: được tiến hành trong khoảng thời gian từ 14/05 đến 20/05 năm 2017.

3.5. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

Cách thức và nội dung thực nghiệm được tiến hành như sau: - TNSP lần 1:

+ Gặp GV hướng dẫn giảng dạy trao đổi về mục đích, nhiệm vụ, nội dung giáo án, phương pháp giảng dạy để tiến hành thực nghiệm với lớp học lực trung bình, khá.

+ Tiến hành giảng dạy có sử dụng những câu hỏi phát triển NL HS trong phần đặt vấn đề, dạy bài mới, vận dụng, củng cố.

+ Phát bảng theo dõi tình hình sức khỏe.

+ Xử lý số liệu, đánh giá kết quả thực nghiệm, thống kê, nhận xét kết quả thực nghiệm.

- TNSP lần 2:

+ Soạn phiếu khảo sát để thăm dò ý kiến GV tại các trường THCS, THPT. + Thống kê số liệu, tổng hợp ý kiến phản hồi của các chuyên gia sau khi tiến hành khảo sát.

+ Nhận xét kết quả của cuộc khảo sát.

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm 3.6.1. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm lần 1

- Nhận xét tiến trình dạy học:

Qua quan sát giờ học ở lớp được tiến hành thực nghiệm, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:

+ Chúng tôi đã sử dụng các câu hỏi theo định hướng phát triển NL HS vào phần đặt vấn đề vào bài, dạy bài mới, vận dụng và củng cố kiến thức cho HS. HS đa phần trả lời được những câu hỏi diễn đạt khá mạch lạc và rõ ràng. Điều đó chứng tỏ các em có kiến thức và thực tế khá nhiều, GV cần phải biết cách khơi gợi cho các

82

em có cơ hội được thể hiện nhiều hơn nữa.

+ Không khí lớp học sôi nổi, hào hứng, HS nắm kiến thức dễ dàng và dễ hiểu, áp dụng kiến thức vào tình huống thực tế. Những HS ít tham gia xây dựng bài cũng muốn nói lên ý kiến, phát biểu khi được giải quyết tình huống. HS cả lớp hào hứng tham gia đo chiều cao và cân nặng vì muốn giữ gìn được sức khỏe tốt hơn.

- Đánh giá kết quả thực nghiệm lần 1:

Kết quả đánh giá điểm học tập của HS theo dạy học dự án.

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ phân bố điểm của học sinh

Chú thích: Mức 1: 1 điểm 4. Mức 2: 4 <điểm 7. Mức 3: 7 < điểm 10.

- Nhận xét kết quả HS làm được:

+ Tổng số phiếu phát ra 44 phiếu, thu lại được 41 phiếu nguyên nhân HS làm mất phiếu đến ngày GV thu lại tổng kết.

+ HS ở mức 1 chiếm 16% vì đây là những HS cá biệt, có học lực trung bình yếu, nhà các em không có điều kiện để mua cân, nhưng đến khi GV đem cân lên để cân cho HS thì xảy ra tình trạng, không chịu đứng lên cân, đùn đẩy cho bạn khác. Một số HS thì ngại cân và đo chiều cao vì lí do các em nghĩ mình quá mập hoặc quá thấp sợ bạn bè trong lớp sẽ cười các em. Chúng tôi đã cho các em những lời khuyên nhưng thời gian trên lớp hạn chế nên nhiều em vẫn chưa nghe được.

+ HS ở mức 2 chiếm đa số vì các em muốn thay đổi chiều cao, cân nặng trong 4 tuần bằng việc ăn uống tốt, bổ dưỡng nhưng gia đình các em không có điều kiện để cho các em uống sữa mỗi ngày hay ăn những thức ăn tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó các em chưa có thói quen dậy sớm tập thể dục, theo như điều tra được các em bảo rằng ngủ dậy trễ trễ để trưa đi học không buồn ngủ. Chúng tôi đã nhắc nhở và cho các em biết một chế độ sinh hoạt đúng cách.

+ HS ở mức 3 chiếm 39%, những HS đạt mức này có kế hoạch rất tốt trong việc đề ra những phương án giúp bản thân khỏe mạnh bên cạnh đó tôi thấy được các em đã thực hiện đúng kế hoạch đề ra bằng sự thay đổi chiều cao và cân nặng các em

16%

45% 39%

Kết quả

83

qua từng tuần. Các em có khả năng lắng nghe hướng dẫn GV tốt cũng như tính toán chính xác và cẩn thận.

+ Phần lớn các em tham gia đầy đủ với thái độ tích cực, ham học hỏi, có nhiều HS nêu được rất nhiều phương án đề xuất cho bản thân khỏe mạnh.

3.6.2. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm lần 2

- Mục đích: Để đánh giá các câu hỏi theo định hướng phát triển NL có khả thi và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh lớp 6 hay không.

- Kết quả đánh giá tính khả thi của câu hỏi theo định hướng phát triển NL được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1: Bảng phân bố mức độ phù hợp các câu hỏi theo tỷ lệ %

Mức độ Câu Hoàn toàn phù hợp Phù hợp Chƣa phù hợp Không phù hợp 1 1.1 50 50 1.2 33,3 66,7 1.3 33,3 66,7 1.4 1.5 16,7 66,6 16,7 1.6 33,3 16,7 2 2.1 2.2 3 66,7 33,3 4 4.1 66,7 33,3 4.2 66,7 33,3 4.3 66,7 33,3 5 33,3 66,7 6 66,7 33,3 7 83,3 16,7 8 33,3 16,7 9 33,3 16,7 10 10.1 33,3 16,7 10.2 16,7 33,3 10.3 16,7 33,3 11 16,7 33,3 12 12.1 33,3 16,7 12.2 12.3 33,3 83,3

84 13 14 14.1 33,3 16,7 14.2 33,3 16,7 14.3 33,3 16,7 14.4 33,3 16,7 15 33,3 16,7 16 16.1 16,7 33,3 16.2 16,7 16,7 16,7 16.3 16,7 16,7 16,7 17 83,3 16,7 18 18.1 66,7 33,3 18.2 83,3 16,7 19 33,3 16,7 20 83,3 16,7 21 21.1 21.2 66,7 33,3 22 66,7 33,3 23 23.1 83,3 16,7 23.2 33,3 66,7 23.3 33,3 66,7 24 24.1 66,7 33,3 24.2 24.3 16,7 83,3 25 33,3 66,7 26 27 33,3 66,7 28 16,7 66,7 16,7 29 29.1 33,3 66,7 16,7 29.2 33,3 16,7 30 31 66,7 33,3 32 32.1 66,7 33,3 32.2 33 34 66,7 33,3 35 35.1 33,3 66,7

85 35.2 35.3 35.4 35.5 33,3 66,7 36 36.1 66,7 33,3 36.2 66,7 33,3 36.3 37 33,3 16,7 38 38.1 83,3 16,7 38.2 33,3 66,7 38.3 33,3 66,7 39 33,3 66,7 40 40.1 33,3 16,7 40.2 33,3 16,7 40.3 33,3 16,7 40.4 83,3 16,7 41 83,3 16,7 42 33,3 16,7 43 43.1 66,7 33,3 43.2 66,7 33,3

Chú thích: Các câu được in đậm là những câu loại ra khỏi ngân hàng câu hỏi.

Bên cạnh đó các thầy cô cũng đưa ra những nhận xét, góp ý chân thành cho các câu hỏi NL, cụ thể như sau:

Câu 1.5:

- Một số GV (16,7%) nhận xét: Với kiến thức đặt ra quá xa so với kiến thức hiện HS đang học, nếu sau này có thay đổi SGK mới.

- Phân tích ý kiến của GV: Kiến thức này cần thiết cho thực tế cuộc sống, có thể được áp dụng trong lúc mua tặng áo quần cho người khác, chỉ cần biết được số đo rồi nhờ người bán hàng chọn đúng trang phục đúng số đo đó. Việc mua tặng trở nên dễ dàng và phù hợp với người được tặng. Như vậy, chúng tôi vẫn giữ nguyên câu hỏi này.

Câu 1.6:

- Một số GV (50%) nhận xét:

+ Với kiến thức đặt ra quá xa so với kiến thức hiện HS đang học, nếu sau này có thay đổi SGK mới.

86

thế nào?

- Phân tích ý kiến của GV: Góp ý của GV là hợp lý, không nên áp dụng cho gia đình HS có khó khăn, việc may áo quần sẽ tốn kém nhiều. Như vậy, chúng tôi loại bỏ câu hỏi này.

Câu 3:

- Một số GV (16,7%) nhận xét: Không cần thực hành, HS suy nghĩ ra kết quả. - Phân tích ý kiến của GV: Cần thực hành để HS khắc sâu kiến thức nhưng nếu thời gian trên lớp không đủ thì GV chỉ cần cho HS đề xuất phương án. Như vậy, chúng tôi vẫn giữ nguyên câu hỏi này.

Câu 6:

- Một số GV (33,3%) nhận xét: Câu hỏi chưa rõ ràng. Tình huống không khả thi, không người mẹ nào cân cam như thế. Có thể đổi lại thành tình huống mẹ và con cùng mua cam ngoài chợ, người bán hàng cân đúng 1 kg, nhưng tới cân đối chứng của chợ thì lại không đủ 1kg.

- Phân tích ý kiến của GV: Góp ý của GV hợp lý. Như vậy, chúng tôi điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp và đưa vào ngân hàng câu hỏi: “Mẹ và em đi chợ mua 1 kg cam. Đến chợ mua cam, lúc đi về em thấy cổng chợ có cân đối chứng. Em đặt lên cân thì phát hiện bị thiếu 1 lạng. Trong trường hợp này em sẽ xử lý tình huống như thế nào với người bán hàng. Từ chuyện này, em rút ra được kinh nghiệm gì khi đi mua hàng?”.

Câu 11:

- Một số GV (16,7%) nhận xét: Câu này mơ hồ quá.

- Phân tích ý kiến của GV: Câu này mục đích cho HS chơi trò chơi theo nhóm để HS khắc sâu được kiến thức vừa học về hai lực cân bằng. Bên cạnh đó cho các em thấy được thể lực của bản thân để từ đó sẽ đề xuất được nhiều phương án giúp cho bản thân khỏe mạnh hơn. Như vậy, chúng tôi vẫn giữ nguyên câu hỏi này.

Câu 12.1:

- Một số GV (16,7%) nhận xét: Câu này hỏi để làm gì? (Có thể dùng khi dạy,

Một phần của tài liệu Xây dựng ngân hàng câu hỏi theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học Vật lí 6 THCS (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)