Thời gian tiến hành thực nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả” ở bậc THCS (Trang 86)

6. Cấu trúc đề tài

3.4.Thời gian tiến hành thực nghiệm

Việc khảo sát được tiến hành trong khoảng thời gian từ ngày 20/03 đến 12/04 năm 2017.

3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3.5.1. Các bước thực hiện

Thực nghiệm sư phạm theo các bước sau:

- Bước 1: Soạn phiếu thăm dò ý kiến giáo viên về dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” tại các trường THCS.

- Bước 2: Tiến hành khảo sát ý kiến giáo viên về đề tài.

- Bước 3: Xử lí số liệu, thống kê, tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, nhận xét kết quả từ đó lấy lấy kinh nghiệm để soạn chủ đề.

- Bước 4: Nhận xét kết quả của toàn khóa thực nghiệm và báo cáo kết quả.

3.5.2. Các phương pháp khảo sát thực nghiệm

- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu.

- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.

3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Mục đích: Để đánh giá chủ đề dạy học tích hợp theo hướng phát triển năng lực HS qua đề tài “Năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” có khả thi với tình hình giảng dạy tại trường THCS, phù hợp với trình độ nhận thức của HS bậc THCS hay không.

Qua các phiếu thăm dò ý kiến giáo viên về dạy học tích hợp ở trường THCS, tôi có kết quả sau:

Câu 1. Tên đề tài có phù hợp với việc dạy học tích hợp đa môn hay không?.

☐ Có (12) ☐ Không (0)

78

☐ Có (12) ☐ Không (0)

Câu 3. Lý do chọn chủ đề có phù hợp với nội dung của chủ đề hay không?

☐ Có (11) ☐ Không (1)

Câu 4. Chủ đề gồm 5 tiểu nội dung như vậy có phù hợp hay không?

☐ Có (11) ☐ Không (1)

Câu 5. Các mục tiêu dạy học mà tôi đặt ra có phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh bậc THCS hay không?

☐ Hoàn toàn phù hợp (5) ☐ Một số phù hợp (1)

☐ Đa số phù hợp (6) ☐ Hoàn toàn không phù hợp (0)

Câu 6. Các thông tin mà tôi thu thập có phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh bậc THCS hay không?

☐ Hoàn toàn phù hợp (6) ☐ Một số phù hợp (1)

☐ Đa số phù hợp (5) ☐ Hoàn toàn không phù hợp (0)

Câu 7. Các kiến thức được đưa ra có giải quyết được các mục tiêu đặt ra hay không?

☐ Hoàn toàn phù hợp (5) ☐ Một số phù hợp (1)

☐ Đa số phù hợp (6) ☐ Hoàn toàn không phù hợp (0)

Câu 8. Các kiến thức được đưa ra có đảm bảo sự liên kết kiến thức giữa các môn học hay không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

☐ Hoàn toàn liên kết với nhau (6) ☐ Một số liên kết với nhau (5)

☐ Đa số liên kết với nhau (1) ☐ Hoàn toàn không liên kết (0)

Câu 9. Các nội dung cần giải quyết được đặt ra có gây hứng thú với học sinh không?

☐ Gây hứng thú (12) ☐ Nhàm chán (0)

Câu 10. Bộ câu hỏi trong phiếu học tập đưa ra để giải quyết từng nội dung có phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh bậc THCS hay không?

79

☐ Hoàn toàn phù hợp (4) ☐ Một số phù hợp (0)

☐ Đa số phù hợp (8) ☐ Hoàn toàn không phù hợp (0)

Câu 11. Tiến hành thực hiện các bài tập về nhà có phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh bậc THCS hay không?

☐ Hoàn toàn phù hợp (5) ☐ Một số phù hợp (0)

☐ Đa số phù hợp (7) ☐ Hoàn toàn không phù hợp (0)

Câu 12. Học sinh bậc THCS có thể làm ra sản phẩm theo yêu cầu hay không?

☐ Hoàn toàn làm được (7) ☐ Một số làm được (3)

☐ Đa số làm được (2) ☐ Hoàn toàn không làm được (0)

Câu 13. Việc phân bố thời gian các hoạt động có phù hợp chưa?

☐ Hoàn toàn phù hợp (4) ☐ Một số phù hợp (5)

☐ Đa số phù hợp (3) ☐ Hoàn toàn không phù hợp (0)

Câu 14. Các phiếu đánh giá hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân có đầy đủ các tiêu chí hay không ?

☐ Có (12) ☐ Không (0)

Câu 15. Việc đánh giá học sinh thông qua các phiếu học tập, các phiếu đánh giá và sản phẩm có giúp giáo viên biết được mức độ đáp ứng mục tiêu chủ đề dạy học của học sinh hay không?

☐ Có (12) ☐ Không (0)

Câu 16. Qua chủ đề này học sinh có hình thành được kiến thức hay không ?

☐ Có thể thực hiện được (12) ☐ Không thể thực hiện được (0)

Câu 17. Tính khả thi của chủ đề như thế nào?

☐ Có thể thực hiện được (12) ☐ Không thể thực hiện được (0)

Câu 18. Qua chủ đề này học sinh có áp dụng vào thực tiễn các kiến thức đã học được hay không?

80

☐ Có thể thực hiện được (12) ☐ Không thể thực hiện được (0)

Kết quả đánh giá tính khả thi của chủ đề được thể hiện ở bảng sau: Câu hỏi Hoàn toàn

phù hợp Đa số phù hợp Một số phù hợp Hoàn toàn không phù hợp Câu 5 42% 50% 8% 0% Câu 6 50% 42% 8% 0% Câu 7 42% 50% 8% 0% Câu 8 50% 8% 42% 0% Câu 10 42% 58% 0% 0% Câu 11 42% 58% 0% 0% Câu 12 58% 17% 25% 0% Câu 13 33% 25% 42% 0% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1. Kết quả đánh giá tính khả thi của chủ đề

Sau khi tổng hợp ý kiến của các chuyên gia thì chủ đề tích hợp đa môn “Năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả” có những ưu điểm và hạn chế sau:

Ưu điểm:

- Tên đề tài phù hợp với việc dạy học tích hợp đa môn - Gây được hứng thú cho HS.

- Có thể áp dụng vào chương trình dạy học tại THCS, mục tiêu và nội dung dạy học phù hợp với trình độ nhận thức của HS bậc THCS.

- HS tích lũy được chuẩn kiến thức thông qua chủ đề.

- HS sẽ phát triển được các năng lực như: sáng tạo, làm việc nhóm, biết cách tổ chức hoạt động, tiến hành nghiên cứu, tổng hợp thông tin và đánh giá trong hoạt động nhóm.

- Các kiến thức ở các bộ môn được liên kết lại vì thế sẽ giúp cho HS thấy được tàm quan trọng của mỗi môn học, đồng thời vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn.

81

Tuy nhiên còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Chỉ có thể áp dụng vào các buổi ngoại khóa, vì thời gian chương trình dạy học không cho phép.

- Một số giáo viên chỉ chuyên về một bộ môn, nên khi soạn chủ đề tích hợp, kiến thức rộng, chưa chuyên sâu. Cần phải kết hợp các tổ bộ môn lại với nhau.

- Vì thời gian không cho phép và lịch thi học kì của các em học sinh trúng vào đợt thực nghiệm nên chúng tôi không thể tổ chức dạy học chủ đề đa môn theo hướng phát triển năng lực HS. Nếu có thể tổ chức DHTH đa môn ở trường THCS với điều kiện đảm bảo yêu cầu về tính khoa học, khả thi, thì tôi tin rằng kết quả đánh giá sẽ chính xác hơn.

82

Kết luận chương 3

Trong chương này, chúng tôi đã tổ chức thực nghiệm với 12 giáo viên ở 2 trường trong thành phố Đà Nẵng gồm trường THCS : Tây Sơn, Nguyễn Huệ. Khảo sát về tình hình DHTH ở bậc THCS, những khó khăn, trở ngại khi tổ chức DHTH, từ đó xây dựng các bước DHTH đa môn theo hướng phát triển năng lực HS, xây dựng chủ đề mẫu, sau đó khảo sát chủ đề để kết luận tính khả thi khi đưa chủ đề vào giảng dạy, tổng hợp các ý kiến đánh giá của các thầy cô về chủ đề dạy học.

Trong quá trình thực nghiệm sư phạm, các số liệu thực nghiệm được xử lí bằng phương pháp tính tỉ lệ %, có thể khẳng định một số kết luận như sau:

Việc xây dựng DHTH đa môn theo chủ đề phát triển năng lực HS bậc THCS qua đánh giá của các chuyên gia là có khả thi, qua chủ đề này các giáo viên có thể chủ động tổ chức các buổi ngoại khóa DHTH.

Qua chủ đề này HS phát triển được các năng lực cần thiết, khắc phục được những hạn chế trong dạy học như: xử lí tình huống trong thực tiễn, kết hợp công nghệ thông tin để tìm kiếm thông tin, thu thập kiến thức…

Như vậy, việc thiết kế chủ đề DHTH theo hướng phát triển năng lực HS bậc THCS sẽ nâng cao năng lực tự học, tự tìm tòi nghiên cứu hiệu quả của HS, góp phần đổi mới phương pháp dạy học, từ đó nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học ở các trường THCS.

83

KẾT LUẬN

Qua đề tài: Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”, chúng tôi đã trình bày hệ thống những vấn đề cơ bản nhất về dạy học tích hợp đa môn, các phương pháp và kỹ thuật dạy học, cách tiến hành xây dựng một chủ đề dạy học tích hợp đa môn.

Các vấn đề thực tiễn cuộc sống đặt ra không thể giải quyết được chỉ bằng kiến thức của một môn học. Chính vì vậy việc áp dụng DHTH vào chương trình dạy học hiện nay là cấp thiết. Với hình thức DHTH đa môn giúp định hướng HS phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,… để thực hiện nhiệm vụ trong học tập và tình huống trong thực tiễn.

Trong chương 2, chúng tôi đã cụ thể các bước để xây dựng một chủ đề DHTH đa môn theo hướng phát triển năng lực HS. Cụ thể ở đây là ví dụ chủ đề ở bậc THCS có tên “Năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả”, chủ đề này được xây dựng từ vấn đề thực tiễn hiện nay là sự lãng phí năng lượng. Ở chủ đề này, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm bằng cách lấy ý kiến từ các thầy cô giáo ở trường THCS. Sau khi xử lí số liệu bằng tỉ lệ %, chúng tôi có thể rút ra kết luận: chủ đề có tính khả thi khi áp dụng vào chương trình THCS, sẽ nâng cao chất lượng dạy học.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế như thời gian tổ chức, số lượng học sinh tham gia, một giáo viên chỉ chuyên về một bộ môn, nên khi soạn chủ đề tích hợp, kiến thức rộng, chưa chuyên sâu…Nếu có điều kiện đảm bảo yêu cầu về tính khoa học, khả thi thì chúng tôi tin rằng có thể khắc phục được các hạn chế trên và sẽ nâng cao chất lượng dạy học.

DHTH đang là xu thế chung của thế giới, việc vận dụng quan điểm DHTH phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại. Nền giáo dục của Việt Nam đang ở ngưỡng cửa của sự thay đổi, đứng trước nhiều thách thức trong quá trình đổi mới căn bản. Và giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành bại của một chương trình đổi mới giáo dục, là nhân tố quyết định sự thành công của việc cải cách, và điều này phụ thuộc nhiều vào mức độ chuẩn bị của chính đội ngũ giáo viên.

84

Thực trạng hiện nay đang đi ngược lại với mong muốn chung của ngành giáo dục, GV khá thờ ơ với các chính sách đổi mới chương trình giáo dục. Bên cạnh đó, những GV tâm huyết, đồng tình với sự thay đổi, cải cách chương trình thì lại rơi vào tình trạng thiếu tài liệu dẫn đến gặp nhiều khó khăn khi áp dụng quan điểm DHTH.

SV năm cuối sắp ra trường là những người sẽ đảm nhận vai trò tổ chức, hướng dẫn HS học tập theo hướng tích hợp mà không hề được đào tạo về kiến thức, kỹ năng cũng như tư tưởng của quan điểm DHTH. Thiết nghĩ rằng, các trường đào tạo ngành sư phạm nên có những thay đổi trong việc xây dựng lại chương trình đào tạo SV về việc DHTH. Song song đó là việc khuyến khích GV và SV biên soạn giáo án, chủ đề mang tính tích hợp, đóng góp thêm các tài liệu đa môn, liên ngành để nâng cao chất lượng giáo dục nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có đủ trình độ và năng lực phục vụ cho sự đổi mới Giáo dục trong thời gian tới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Đỗ Hương Trà (2015), Dạy học tích hợp – Phát triển năng lực Học sinh, Quyển 1 – Khoa học tự nhiên, NXB Đại học Sư Phạm.

2. Đỗ Hương Trà (2015), Dạy học tích hợp – Phương thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực, NXB Đại học Sư Phạm.

3. Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp liên môn, lĩnh vực Khoa học tự nhiên dành cho CBQL và Giáo viên THPT (2015), Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Kim Dung (2014), Dạy học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông, kỷ yếu Hội thảo dạy học tích hợp và dạy học phân hóa ở trường Trung Học đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và SGK sau năm 2015,

Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.

5. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh - Lê Thanh Huy - Phan Quang Mạnh(2017), Thực trạng và giải pháp DHTH các môn KHTN cấp THCS, Trường ĐHSP Đà Nẵng 6. Nguyễn Quang Vinh (2015), Sách giáo khoa – Sinh học 9, NXB Giáo dục Việt

Nam

7. Nguyễn Quang Vinh (2016), Sách giáo khoa – Sinh học 8, NXB Giáo dục Việt Nam

8. Vũ Quang (2004), Sách giáo khoa – Vật Lý 8, NXB Giáo dục Việt Nam

9. Nguyễn Minh Đường (2016), Sách giáo khoa – Công nghệ 8, NXB Giáo dục Việt Nam

10. Nguyễn Dược (2016), Sách giáo khoa – Địa lý 8, NXB Giáo dục Việt Nam 11. Vũ Quang (2005), Sách giáo khoa – Vật Lý 9, NXB Giáo dục Việt Nam

Các website 12. http://tim.vietbao.vn/n%C4%83ng_l%C6%B0%E1%BB%A3ng_h%C3%B3a_ h%E1%BB%8Dc/ 13. http://thptyenphong2.bacninh.edu.vn/hoat-dong-chuyen-mon/day-hoc-tich-hop- lien-mon-dinh-huong-va-giai-phap-c9461-11227.aspx 14. http://nangluongvietnam.vn/news/vn/khoa-hoc-va-cong-nghe/kien-thuc-co-ban- ve-nang-luong-hat-nhan.html

PL1

PHỤ LỤC PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

NỘI DUNG 1: KHÁM PHÁ NĂNG LƯỢNG Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm năng lượng

Câu hỏi Câu trả lời Điểm

1. Ánh sáng mặt trời ảnh hưởng đến đời sống thực vật, động vật như thế nào? ………. ………. ………. ……… ……… ……… 1đ 2. Trong thức ăn có những chất dinh dưỡng nào? Trong đó, chất nào sinh năng lượng? ………. ………. ………. ……… ……… 1đ 3. Cho một ví dụ về động năng? ……… ……… 1đ 4. Cho một ví dụ về năng lượng được dự trữ (thế năng)? ………. ………. ………. 1đ 5. Năng lượng hạt nhân có phải là một loại năng lượng sạch? ………. ………. ………. 1đ 6. Theo em, sấm sét có hại hay có lợi?

………. ……….

PL2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

NỘI DUNG 1: KHÁM PHÁ NĂNG LƯỢNG Hoạt động 2: Tìm hiểu các nguồn năng lượng quanh ta

Câu hỏi Câu trả lời Điểm

1. Cho biết nguồn năng lượng nào là năng lượng tái tạo và năng lượng không tái tạo?

……….. ……….. ……….. ……….. 1đ 2. Kể tên những nguồn năng lượng chính được sử dụng để sản xuất điện trên thế giới hiện nay?

……….. ……….. ……….. ……….. 1đ 3. Nguồn năng lượng đóng vai trò chính trong việc sản xuất điện tại Việt Nam?

Nguồn năng lượng này có tác động đến môi trường không? ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……… ……… 1đ 4. Nguồn năng

lượng nào mang lại nhiều lợi ích và an toàn nhất? Vì sao? ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. 1đ

PL3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài tập về nhà:

Tìm một số nguồn năng lượng sạch cho tương lai? (Nhóm)

Tìm một số nguồn năng lượng quanh khu vực em đang sống? Từ đó, cho biết nguồn năng lượng nào được sử dụng nhiều nhất? (Cá nhân)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

NỘI DUNG 2: ĐI TÌM NGUỒN NĂNG LƯỢNG XANH

Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng năng lượng phân loại theo vật lý – kỹ thuật

Câu hỏi Câu trả lời Điểm

1. Cho một vài ví dụ về thế năng, động năng và chuyển hóa thế năng thành động năng ……….. ………. ……….. 1đ

2. Khi thả rơi quả bóng xuống sàn, bóng chạm sàn thì bị nảy lên và rơi xuống, quá trình này tiếp diễn nhưng độ cao của bóng nảy lên giảm dần một lúc bóng nằm yên trên sàn.

Giải thích sự giảm dần độ cao của quả bóng?

……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. ……….. 1đ 3. Những tiện ích mà điện – NL mặt trời mang lại là gì?

……….. ……….. ………..

Bài tập về nhà:

Mỗi nhóm chuẩn bị một bài powerpoint tìm hiểu về nguồn gốc của các năng lượng tái tạo: NL mặt trời, NL của gió, thế năng của nước, NL sóng biển, NL thủy triều?

PL4

“Pin thực phẩm”: Những loại thực phẩm chứa nước và axit yếu sẽ dẫn điện. Trong pin “thực phẩm” phản ứng hóa học giữa kim loại và axit trong thức ăn sẽ tạo ra dòng điện

Sáng tạo: Mỗi nhóm hãy tạo ra một “pin thực phẩm”?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4

Một phần của tài liệu Xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả” ở bậc THCS (Trang 86)