Xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc giảm nhẹ cho

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh tại trung tâm ung bướu bệnh viện e năm 2021 (Trang 47 - 57)

Qua phân tích thực trạng, các yếu tố liên quan đến nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh cũng như những thuận lợi và khó khăn học viên có một số đề xuất để nâng cao chất lượng chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh ung thư tại bệnh viện E như sau:

 Đối với Bệnh viện:

Bệnh viện cần tăng cường đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ cho đội ngũ nhân viên y tế tại trung tâm Ung bướu. Hiện nay trung tâm mới có một số lượng ít điều dưỡng được đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ.

Cần xây dựng kế hoạch triển khai công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh tại bệnh viện nói chung trong đó có người bệnh tại trung tâm Ung bướu vì hiện nay bệnh viện chưa có quy trình, kế hoạch thực hiện chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh.

Xây dựng, hoàn thiện bộ công cụ đánh giá nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ để có thể thống nhất đánh giá trong trung tâm nhằm làm thuận tiện hơn cho việc chăm sóc người bệnh cũng như dễ dàng bàn giao giữa các tua trực, chăm sóc.

Áp dụng công nghệ thông tin vào trong điều trị để giảm bớt các công việc hành chính cho điều dưỡng từ đó họ có nhiều thời gian để chăm sóc người bệnh hơn.

 Đối với nhân viên y tế:

Cần nghiên cứu, học tập nâng cao kiến thức, thực hành về chăm sóc người bệnh trong đó có chăm sóc người bệnh ung thư và chăm sóc giảm nhẹ.

Cần dành nhiều thời gian hơn nữa để lắng nghe tâm tư nguyện vọng cũng như giúp người bệnh đưa ra các phương án, biện pháp thực hiện nhằm giảm khó chịu, đau đớn, cũng như mặc cảm tự ti do bị bệnh hoặc các tác động trong quá trình điều trị.

Trong quá trình chăm sóc cần có sự phân loại người bệnh, đánh giá nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh để có phương án chăm sóc phù hợp. Có thể sử dụng các bảng kiểm đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ đã được áp dụng trong các nghiên cứu về chăm sóc giảm nhẹ.

KẾT LUẬN

Thông qua khảo sát và phân tích dữ liệu từ 68 người bệnh ung thư điều trị tại Trung tâm Ung Bướu bệnh viện E từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2021 học viên có một số kết luận như sau:

1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Đặc điểm nhân khẩu học: 61,8 BN là nam giới, đa số trên 60 tuổi (69,1%); 83,8% sinh sống tại Hà Nội; người nghỉ hưu chiếm 54,4%. 98,5% người bệnh sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi nằm viện.

- Vị trí ung thư và phương pháp điều trị: ung thư phổi nhiều nhất với 32%; ung thư đai trực tràng 21%, ung thư vú chiếm 18%, ung thư dạ dày, thực quản 7% và ung thư khác 22%. 82,4% truyền hóa chất; 10,3% phẫu thuật; 11,8% điều trị giảm nhẹ và 2,9% điều trị bằng xạ trị. Có 92,6% số người bệnh chỉ áp dụng 1 phương pháp điều trị

2.Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh

Tỷ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ là 69%

Tính trên các khía cạnh cụ thể tỷ lệ người bệnh có nhu cầu chăm sóc dao động từ 56% đến 100%, nhóm nhu cầu cần được hỗ trợ nhiều nhất là nhóm thông tin về bệnh, tiên lượng và kết quả điều trị, nhóm có nhu cầu hỗ trợ thấp nhất là nhóm nhu cầu hỗ trợ về vật chất.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

Để nâng cao chất lượng chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh tại Trung tâm Ung Bướu- Bệnh viện E, học viên xin đề xuất một số giải pháp như sau:

 Đối với bệnh viện, trung tâm Ung bướu

- Bệnh viện cần tăng cường đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ cho đội ngũ nhân viên y tế tại trung tâm Ung bướu. Hiện nay trung tâm mới có một số lượng ít điều dưỡng được đào tạo về chăm sóc giảm nhẹ.

- Cần xây dựng kế hoạch triển khai công tác chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh tại bệnh viện nói chung trong đó có người bệnh tại trung tâm Ung bướu vì hiện nay bệnh viện chưa có quy trình, kế hoạch thực hiện chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh.

- Xây dựng, hoàn thiện bộ công cụ đánh giá nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ để có thể thống nhất đánh giá trong trung tâm nhằm làm thuận tiện hơn cho việc chăm sóc người bệnh cũng như dễ dàng bàn giao giữa các tua trực, chăm sóc.

- Áp dụng công nghệ thông tin vào trong điều trị để giảm bớt các công việc hành chính cho điều dưỡng từ đó họ có nhiều thời gian để chăm sóc người bệnh hơn.

 Đối với nhân viên y tế:

- Cần nghiên cứu, học tập nâng cao kiến thức, thực hành về chăm sóc người bệnh trong đó có chăm sóc người bệnh ung thư và chăm sóc giảm nhẹ.

- Cần dành nhiều thời gian hơn nữa để lắng nghe tâm tư nguyện vọng cũng như giúp người bệnh đưa ra các phương án, biện pháp thực hiện nhằm giảm khó chịu, đau đớn, cũng như mặc cảm tự ti do bị bệnh hoặc các tác động trong quá trình điều trị.

- Trong quá trình chăm sóc cần có sự phân loại người bệnh, đánh giá nhu cầu về chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh để có phương án chăm sóc phù

hợp. Có thể sử dụng các bảng kiểm đánh giá nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ đã được áp dụng trong các nghiên cứu về chăm sóc giảm nhẹ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Y tế (2006), Hướng dẫn chăm sóc giảm nhẹ đối với người bệnh ung thư và AIDS, Nhà xuất bản Y học.

2. Phan Chí Công (2020), Thực trạng công tác chăm sóc giảm nhẹ tại Đơn nguyên Chăm sóc giảm nhẹ, Trung tâm Ung bướu-Y học hạt nhân, Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2020, Báo cáo chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành: nội người lớn, Trường đại học điều dưỡng Nam Định.

3. Phạm Thu Dịu (2020), Thực trạng nhu cầu và đáp ứng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

4. Nguyễn Bá Đức (2005), Ung Thư Học Đại Cương, Nhà xuất bản giáo dục.

5. Trần Thị Liên (2019), Nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư điều trị nội trú tại Trung tâm Ung bướu- Bệnh viện đa khoa tỉnhThái Bình 2019, Luận văn thạc sĩ Điều dưỡng, Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.

Tiếng Anh

6. Gülcan Bağçivan, et al. (2021), Palliative care needs of the cancer patients receiving active therapy, Support Care Cancer, accessed 2-10- 2021, from https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34370103/.

7. National Cancer Institute (2015), What is Cancer? , accessed 5-7-2021, from https://www.cancer.gov/aboutcancer/understanding/what-is- cance.

8. Ferlay J, et al. (2020), Global Cancer Observatory: Cancer Today. Lyon: International Agency for Research on Cancer, accessed 5-7- 2021, from https://gco.iarc.fr/today.

9. Amy S. Kelley and Sean Morrison (2015), "Palliative Care for the Seriously Ill", The New England Journal of Medicine. 373, pp. 747- 755.

10. Catherine de Martel, et al. (2019), "Global burden of cancer attributable to infections in 2018: a worldwide incidence analysis", Lancet Glob Health 2020. 8, pp. e180–190.

11. Akon Ndiok and Busisiwe Ncama (2018), "Assessment of palliative care needs of patients/families living with cancer in a developing country", Scandinavian journal of caring sciences. 32(3), pp. 1215- 1226.

12. Yael Schenker, et al. (2014), "Do Patients with Advanced Cancer and Unmet Palliative Care Needs Have an Interest in Receiving Palliative Care Services?", Journal of Palliative Medicine. 7(6), pp. 667–672.

13. Memnun Seven, et al. (2016), "Palliative care needs of patients with gynaecologic cancer", Journal of clinical nursing. 25(21-22), pp. 3152- 3159.

14. WHO (2018), Cancer, accessed 5-7-2021, from https://www.who.int/health-topics/cancer#tab=tab_1.

15. WHO (2020), Assessing national capacity for the prevention and control of noncommunicable diseases: report of the 2019 global

survey, accessed 5-7-2021, from

https://www.who.int/publications/i/item/ncd-ccs-2019.

16. WHO (2020), Palliative Care, accessed 5-7-2021, from https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/palliative-

care?__cf_chl_captcha_tk__=pmd_HMjb4zf4Vk529GNZyJYmI4SEF2 PgfyVupk3Rnn_KXx4-1633083934-0-gqNtZGzNAuWjcnBszQil. 17. WHO (2021), Cancer, accessed 1-10-2021, from

PHỤ LỤC: PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CHĂM SÓC GIẢM NHẸCỦA NGƯỜI BỆNH

Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc cho người bệnh chúng tôi thực hiện khảo sát về nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung bướu- Bệnh viện E. Xin ông bà vui lòng tham gia khảo sát bằng cách trả lời các câu hỏi dưới đây. Mọi thông tin ông bà cung cấp đều được mã hóa, và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích nào khác. Nghiên cứu này không làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị của ông bà.

TT Câu hỏi Trả lời

PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG 1.1. Năm sinh

1.2. Giới tính 1. Nam

2. Nữ

1.3. Nghề nghiệp 1. Hưu trí

2. Công chức, viên chức 3. Làm việc tại các doanh nghiệp

4. Tự do

1.4. Nơi cư trú 1. Hà Nội

2. Khu vực khác 1.5. Thẻ bảo hiểm Y tế 1. Có

2. Không 1.6. Loại ung thư

1.7. Phương pháp điều trị 1. Phẫu thuật 2. Hóa chất 3. Xạ trị

4. Điều trị giảm nhẹ PHẦN 2: NHU CẦU VỀ CHĂM SÓC GIẢM NHẸ

2.1. Ông/Bà có cần biết thông tin về chẩn đoán bệnh của mình không?

1. Có 2. Không 2.2. Ông/Bà có cần biết thông tin về tiên

lượng bệnh của mình không?

1. Có 2. Không

TT Câu hỏi Trả lời 2.3. Ông/Bà có cần biết thông tin về các

phương pháp điều trị mà mình đang trải qua không?

1. Có 2. Không 2.4. Ông/Bà có cần thông tin về nguyên

nhân gây bệnh không?

1. Có 2. Không 2.5. Ông/Bà có cần thêm thông tin về khả

năng điều trị và các tác dụng phụ không?

1. Có 2. Không 2.6. Ông/Bà có cần thông tin về các triệu

chứng thể chất có thể xảy ra không?

1. Có 2. Không 2.7. Ông/Bà có cần được thông tin về

phương pháp chữa bệnh thay thế không?

1. Có 2. Không 2.8. Ông/Bà có cần thêm thông tin về chế

độ dinh dưỡng phù hợp không?

1. Có 2. Không 2.9. Ông/Bà có cần được ĐD cung cấp

thông tin thường xuyên về tình trạng sứckhỏe của mình không?

1. Có 2. Không 2.10. Ông/Bà có cần ĐD có kiến thức

chuyên môn chăm sóc mình không?

1. Có 2. Không 2.11. Ông/Bà có cần hỗ trợ để kiểm soát tốt

hơn các triệu chứng nhưđau, buồn nôn, tiêu chảy, mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn .... không?

1. Có 2. Không 2.12. Ông/Bà có cần hỗ trợ trong việc chăm

sóc vệ sinh cá nhân như mặc quần áo, tắm gội.... không?

1. Có 2. Không 2.13. Ông/Bà có cần hỗ trợ trong việc đáp

ứng nhu cầu dinh dưỡng không?

1. Có 2. Không 2.14. Ông/Bà có cần hỗ trợ để làm giảm

tình trạng rối loạn chức năng tình dục không?

1. Có 2. Không 2.15. Ông/Bà có cần hỗ trợ trong việc vận

động, di chuyển không? 3. Có 4. Không 2.16. Ông/Bà có cần hướng dẫn về cách tự 1. Có

TT Câu hỏi Trả lời chăm sóc cho bản thân mình không? 2. Không

2.17. Ông/Bà có cần ĐD chăm sóc dành thời gian để thảo luận các vấn đề khó khăn không?

1. Có 2. Không 2.18. Ông/Bà có cần ĐD chăm sóc lắng

nghe, quan tâm, chia sẻ với mình không?

1. Có 2. Không 2.19. Ông/Bà có cần ĐD chăm sóc giúp đưa

ra quyết định khó khăn không?

1. Có 2. Không 2.20. Ông/Bà có cần nói chuyện với những

người có hoàn cảnh như mình không?

1. Có 2. Không 2.21. Ông/Bà có cần sự động viên khích lệ

của những người thân trong gia đình mình không?

1. Có 2. Không 2.22. Ông/Bà có cần chăm sóc để làm giảm

tâm trạng chán nản không?

1. Có 2. Không 2.23. Ông/Bà có cần chăm sóc để làm giảm

nỗi sợ đau khổ thể xác không?

1. Có 2. Không 2.24. Ông/Bà có cần chăm sóc để làm giảm

bớt nỗi buồn phiền về sự thay đổi diện mạo do tác dụng phụ của điều trị không?

1. Có 2. Không 2.25. Ông/Bà có cần được mọi người xung

quanh tôn trọng, cư xử bình thường như những người khác không?

1. Có 2. Không 2.26. Ông/Bà có cần được tham giacác hoạt

động có ích giúp giảm bớt cảm giác phiền muộn về bệnh tật không?

1. Có 2. Không 2.27. Ông/Bà có cần hỗ trợ để làm giảm

tình trạng lo lắng do giảm thu nhập và thêm chi phí điều trị bệnh không?

1. Có 2. Không 2.28. Ông/Bà có cần cung cấp thêm thông

tin về những vấn đề liên quan đến kinh tế nhC: bảo hiểm y tế ...không?

1. Có 2. Không 2.29. Ông/Bà có cần trợ giúp về kinh tế 1. Có

TT Câu hỏi Trả lời

không? 2. Không

2.30. Ông/Bà có cần cung cấp thông tin về các cơ sở, tổ chức bảo trợ xã hội (hỗ trợ nơi ở, việc làm, bữa ăn...) không?

1. Có 2. Không

Một phần của tài liệu Thực trạng nhu cầu chăm sóc giảm nhẹ của người bệnh tại trung tâm ung bướu bệnh viện e năm 2021 (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)