Biến chứng sớm sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc một bệnh nhân chấn thương tụ máu dưới màng cứng khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện đa khoa saint paul năm 2021 (Trang 39 - 42)

Bệnh nhân trong chuyên đề, trải qua cuộc mổ lớn nhưng không có biến chứng sau phẫu thuật. Đây có thể coi là sự thành công trong điều trị và chăm sóc của cả bác sỹ và điều dưỡng.

KẾT LUẬN

Thực hiện chuyên đề nhận xét “Thực trạng chăm sóc một bệnh nhân chấn thương tụ máu dưới màng cứng Khoa Phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện đa khoa Saint Paul năm 2021, tôi rút ra kết luận sau:

1. Ưu điểm

Bệnh nhân sau phẫu thuật được chăm sóc theo đúng quy trình điều dưỡng. Các y lệnh được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Bệnh nhân không có các biến chứng sau mổ, được chăm sóc dinh dưỡng, vận động đầy đủ, vết mổ khô sạch. 2. Nhược điểm

Phần kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng chưa biết thiết lập mục tiêu và đề ra các vấn đề ưu tiên. KHCS lập còn sơ sài, chưa cụ thể chi tiết. Phần đánh giá là phần quan trọng để nhận định những tiến triển của bệnh hướng tới việc đáp ứng các mục tiêu của kế hoạch chăm sóc. Sự đáp ứng của bệnh nhân so với kế hoạch đã vạch ra được đánh gía dựa trên mục tiêu đã đề ra. Sự đánh giá này sử dụng để đánh giá cả mục tiêu trước mắt và lâu dài đồng thời cũng để xác định rõ nếu bệnh nhân có các vấn đề về sức khỏe mới phát sinh để tiếp tục can thiệp chăm sóc. Vì vậy, cần bổ sung phần đánh giá vào mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc cho Điều dưỡng.

Đặc biệt trong 24h đầu sau phẫu thuật là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý bao gồm các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, kích thích, đau, rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ...gây ra do gây mê hoặc do phẫu thuật. Trong giai đoạn này, bệnh nhân cần được chăm sóc liên tục do chưa ổn định về tuần hoàn, hô hấp, vết mổ, nguy cơ chảy máu cao…đây giai đoạn quan trọng đòi hỏi người Điều dưỡng phải có nhiều kinh nghiệm theo dõi và xử trí cùng các phương tiện trang thiết bị hiện đại để theo dõi. Vì vậy

cũng cần phải có một mẫu kế hoạch chăm sóc riêng, theo dõi liên tục, chặt chẽ và ghi lại những diễn biến theo giờ của bệnh nhân.

Điều dưỡng cần kiểm soát và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật. Tồn tại các hạn chế này chủ yếu do việc chưa có mẫu theo dõi thống nhất dành cho bệnh nhân sau chấn thương tụ máu dưới màng cứng cũng là nguyên nhân gây ra việc theo dõi bệnh nhân sau phẫu thuật chưa hiệu quả. Giáo dục người nhà cũng như bệnh nhân sau khi ra viện thông qua hướng dẫn trực tiếp của điều dưỡng là chưa đủ, cần có thêm bộ tài liệu phát tay để đảm bảo kiến thức giáo dục cách chăm sóc tại nhà đầy đủ, chi tiết, không bị quên.

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

1. Phía bệnh viện

- Cải tiến mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc, bổ sung phần đánh giá kết quả chăm sóc. Xây dựng mẫu phiếu theo dõi và chăm sóc trong 24h đầu sau phẫu thuật.

- Tập huấn, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, kiểm soát tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân. Ghi chép và theo dõi bệnh nhân theo phân cấp chăm sóc, đánh giá đau…

- Đồng thời cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu sau khi xây dựng và cải tiến lại mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc để đánh giá chính xác hiệu quả về công tác chăm sóc của điều dưỡng.

2. Phía khoa phòng

- Tạo điều kiện cho điều dưỡng thực hành nhiều hơn để trau dồi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề

- Tổ chức các cuộc họp nhằm trao đổi chuyên môn, nâng cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ, bổ sung kỹ năng làm việc cũng như cho điều dưỡng

- Bản thân người điều dưỡng cần có tính chủ động, tích cực học tập, làm việc, thực hàng để nâng cao tay nghề chuyên môn của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng chăm sóc một bệnh nhân chấn thương tụ máu dưới màng cứng khoa phẫu thuật thần kinh bệnh viện đa khoa saint paul năm 2021 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)