- Tên viết tắt: TGC
c. Lợi ích mang lại:
Hiện nay, Công ty Cổ phần May Trường Giang đang trên đà phát triển, uy tín của Công ty ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường. Do đó, xu hướng tăng số lượng sản phẩm sản xuất ra, mở rộng quy mô chỉ còn là vấn đề thời gian. Để có được nguồn vốn đủ lớn để đầu tư thì trước hết Công ty cần phải bảo toàn được nguồn vốn hiện có. Bảo toàn vốn lưu động, Công ty sẽ kiểm soát được nguồn vốn hiện có, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất sản phẩm đ ược thông suốt.
Bên cạnh đó, việc bảo toàn vốn lưu động còn giúp Công ty kiểm soát được các khoản vốn bị chiếm dụng và có biện pháp thu hồi để đưa vào quá trình sản xuất. Có kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu hợp lý , tránh được tình trạng hàng tồn kho quá nhiều gây ứ đọng vốn kinh doanh của Công ty.
Biện pháp 2: Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động:
Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền mua sắm nguyên vật liệu, vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và tổ chức tiêu thụ, thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu. Mỗi lần vận động như vậy gọi là vốn lưu động tuần hoàn. Thời gian luân chuyển vốn lưu động dài hay ngắn gọi là tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Biện pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nghĩa là rú t ngắn thời gian trong một vòng quay vốn lưu động nhằm giảm bớt áp lực về vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty.
a. Sự cần thiết:
Trong những năm qua, số vòng quay tổng tài sản của Công ty liên tục giả m đ i kh iến nhu cầu về vốn liên tục tăng cao, đặc biệt là vốn lưu động. Do đó, khoản mục nợ ngắn hạn của Công ty t rong 3 nă m qua liên tục tăng cao nhằm cung ứng đủ lượng vốn thiếu hụt cho quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty. Vì vậy , Công ty cần có những biện pháp nhằm giảm bớt nhu cầu về vốn ở hiện tại và trong tương lai. Với tình hình tài chính hiện tại, Công ty cần tăng t ốc độ luân chuyển vốn lưu đ ộng nhằm giảm bớt lượng vốn sử dụng trong một vòng quay vốn lưu đ ộng.
b. Cách thực hiện:
Nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh, với thực trạng hiện tại, Công ty cần thực hiện một số giải pháp sau:
+ Trong khâu dự trữ nguyên vật liệu sản xuất, căn cứ vào nhu cầu sản xuất sắp tới, Công ty cần có kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu sao cho tiết kiệm chi phí như: tổ chức hợp lý việc mua sắm, dự trữ nguyên vật liệu, rút ngắn số ngày nguyên vật liệu lưu kho bằng cách chọn thời điểm đ ặt hàng và nhận hàng hợp lý.
+ Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất hiện đại nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm trong điều kiện công nghệ cho phép.
+ Nâng cao chất lượng sản phẩm, làm tốt công tác trước, trong và sau bán hàng nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, giảm chi phí hàng tồn kho.
+ Áp dụng các biện pháp hành chính và kinh tế thích hợp nhằm giải quyết tốt khâu thanh toán: tổ chức tốt công tác thu hồi công nợ, tránh để xảy ra tình trạng vốn bị chiếm dụng nhiều. Đồng thời theo dõi tình hình thanh toán, rút ngắn số ngày xuất hàng, vận chuyển và thanh toán để thu tiền hàng kịp thời nhằm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu lưu thông. Tuy nhiên, Công ty cần phải chú ý đến việc nếu thu hồi tiền hàng quá nhanh sẽ gây ra không ít khó khăn cho đối tác, giảm sức cạnh tranh của Công ty so với các đối thủ khác trong khâu thanh toán; do đó, Công ty cần có kế hoạch thanh toán hợp lý nhằm đ ảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình và của đối tác.
+ Kịp thời phát hiện và giải quyết những vật tư, hàng hóa ứ đọng trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề quan trọng ở đây là Công ty phải có biện pháp tăng cường kiểm soát để có thể phát hiện được số vật tư, hàng hóa ứ đọng đó và nhanh chóng giải quyết để tránh ứ đọng vốn, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn.
c. Lợi ích mang lại:
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là điều kiện rất quan trọng để Công ty phát triển sản xuất kinh doanh. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, Công ty sẽ có được những lợi ích sau:
+ Rút ngắn thời gian vốn nằm trong lĩnh vực dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông; từ đó mà giảm bớt số lượng vốn lưu động chiếm dụng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển.
+ Do việc giảm bớt được số lượng vốn lưu động chiếm dùng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ nên có thể với số vốn như cũ, Công ty vẫn mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh mà không cần tăng thêm vốn.
+ Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn ảnh hưởng tích cực đến việc hạ giá thành sản phẩm do giảm được chi phí sử dụng vốn.
Biện pháp 3: Hạ thấp giá thành sản phẩm a. Sự cần thiết:
Hạ thấp giá thành sản phẩm là một trong những nhân tố tạo điều kiện để Công ty thực hiện tốt việc tiêu thụ sản phẩm. Trong điều kiện thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm may mặc đa dạng như hiện nay, Công ty cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm các biện pháp giảm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm; từ đó, Công ty có thể giảm giá bán để đẩy nhanh khâu tiêu thụ sản phẩm. Trong những năm qua, giá thành sản phẩm của Công ty luôn tăng do chịu ảnh hưởng những tác động của thị trường khi đa phần nguyên vật liệu của Công ty được nhập từ nước ngoài: tỷ giá hối đoái của đồng USD tăng, chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa tăng do giá xăng dầu liên tục tăng lên… Nh ững nhân tố khách quan đó Công ty không thể khống chế nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp lên các khoản chi phí của Công ty; do đó, Công ty cần có những biện pháp khống chế những khoản chi phí mà Công ty có thể để hạ thấp giá thành sản phẩm.
b. Cách thực hiện:
+ Nâng cao năng suất lao động: Với tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, Công ty có thể tăng năng suất lao động bằng cách áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất, tổ chức lao động một cách có khoa học, tránh lãng
phí sức lao động và má y mó c thiết bị, động viên và khuyến khích tinh thần sáng tạo của công nhân viên trong Công ty trong quá trình sản xuất.
+ Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu tiêu hao: Đối với các sản phẩm may mặc, nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, Công ty cần có những biện pháp thiết thực nhằm hạn chế khoản chi phí này. Để làm được như vậy, Công ty cần xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, cải t iến kỹ thuật sản xuất và thiết kế sản phẩm nhằm giảm bớt số lượng nguyên vật liệu tiêu hao trên một đơn vị sản phẩm. Thu hồi triệt để và tận dụng các phế liệu phế phẩm thu hồi, cải tiến công tác thu mua và bảo quản nguyên vật liệu… để vừa giảm hư hỏng, kém phẩm chất, vừa giảm đ ược chi phí thu mua.
+ Nâng cao công suất hoạt động của máy móc thiết bị: Muốn nâng cao công suất hoạt động của máy móc thiết bị, Công ty cần chấp hành nghiêm chỉnh chế độ bảo quản, kiểm tra, sửa chữa thường xuyên, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị.
Ngoài ra, Công ty còn có thể giảm bớt những tổn thất trong sản xuất như: giảm bớt số lượng sản phẩm sai hỏng bằng cách nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động trong sản xuất, nguyên vật liệu và má y mó c phải đ ảm bảo yêu cầu sản xuất, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm và thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất khi xảy ra sản phẩm sai hỏng.
c. Lợi ích mang lại:
Giá thành sản phẩm là một trong những cơ sở để Công ty tiến hành xá c định giá bán sản phẩm ra trên thị trường. Khi giá thành sản phẩm sản xuất ra được giảm đi thì Công ty có thể giảm giá bán để đẩy nhanh khâu tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, hạ thấp giá thành sản phẩm, Công ty có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường về lĩnh vực giá cả bởi trong tình hình sản phẩm may mặc khá đa dạng như hiện nay thì vấn đề giá cả là khá nhạy cảm.
Hạ thấp giá thành làm cho lợi nhuận của Công ty tăng lên, các nguồn quỹ ngày càng được mở rộng, đời sống vật chất – tinh thần của công nhân viên ngày càng được nâng cao, điều kiện lao động ngày càng được cải thiện; từ đó làm cho năng suất lao động cũng được nâng cao.
Hạ thấp giá thành sản phẩm còn có thể giảm bớt được vốn lưu động chiếm dùng và tiết kiệm vốn cố định, giúp Công ty mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Biện pháp 4: Hướng đến thị trường nội địa a. Sự cần thiết:
Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung đều có tâm lý muốn “vươn mình ra biển lớn” để chứng tỏ khả năng của mình, và Công ty Cổ phần May Trường Giang cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên nếu nhìn lại, với dân số gần 87 nghìn người của Việt Nam hiện nay thì nhu cầu về sản phẩm may mặc cũng không phải là nhỏ; trong khi đó, hoạt động chủ yếu của Công ty là sản xuất gia công hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng nên các sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Rút ra bài học từ vụ kinh doanh cá ba sa của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như kinh nghiệm kinh doanh của các Công ty lớn trên thế giới; Công ty Cổ phần May Trường Giang cũng cần có nền tảng tại thị trường nội địa vững chắc để làm bàn đạp và chỗ dựa khi “vươn ra biển lớn”.
Trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp may mặc Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần May Trường Giang nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn về sản phẩm may mặc như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Pakixtan, Hàn Quốc... Và sự cạnh tranh này ngày càng gay gắt hơn tại các thị trường xuất khẩu.
b. Cách thực hiện:
+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng để thiết kế ra những sản phẩm mới với phong cách, mẫu mã , chất lượng phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Thực hiện chiến lược đa dạng hóa sản phẩm để người t iêu dùng có nhiều sự lựa chọn.
+ Xây dựng và mở rộng hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trường. Thông qua hệ thống tổ chức công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu của khách hàng - đây chính là cầu nối giữa Công ty với khách hàng. Qua đó, Công ty có thể thu nhập thêm những thông tin cần thiết và đưa ra các giải pháp thích hợp nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, củng cố niềm tin của khách hàng với Công ty.
+ Thực hiện phương châm “Khách hàng là thượng đế”, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán và phương tiện vận chuyển với những đơn vị mua hàng nhiều, thường xuyên hay có khoảng cách vận chuyển xa.
+ Tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm của Công ty đến tay người t iêu dùng. Mở rộng các hoạt động từ thiện, nhân đạo của Công ty hơn nữa để người tiêu dùng dễ dàng nhận ra và ghi nhớ thương hiệu của Công ty.
+ Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo phong cách riêng của mình để khẳng định vị thế Công ty trong tâm trí người t iêu dùng, cũng như củng cố niềm tin của công nhân viên vào Công ty.
c. Lợi ích mang lại:
Là một công ty tại Việt Na m đáp ứng nhu cầu của người t iêu dùng Việt Na m, Công ty sẽ có nhiều thuận lợi hơn so v ới kh i kinh doanh tại thị trường nước ngoài. Bởi ở đây, Công ty hiểu được tâ m lý tiêu dùng của khá ch hàng rõ nhất. Công ty dễ dàng tìm h iểu nhu cầu khách hàng, thị hiếu, sở th ích của họ cũng như khả năng thanh toán mà chi phí t ìm h iểu lại thấp hơn rất nh iều so với tại thị trường nước ngoài; từ đó, Công ty c ó thể dễ dà ng đáp ứng nhu cầu của khá ch hàng ngày càng tốt hơn.
Với xu hướng khuyến khích “Người Việt Nam tiêu dùng hàng Việt Nam” hay các hội chợ “Hà ng Việt Nam chất lượng cao”, Công ty có thể dễ dàng quảng bá sản phẩm của mình một cách tiện lợi, hiệu quả.
Bên cạnh đó, công tác thu hồi công nợ của Công ty có thể dễ dàng thực hiện.
Biện pháp 5: Tăng nhanh vòng quay các khoản phải thu a. Sự cần thiết:
Trong 3 năm qua, mặc dù tình hình bị chiếm dụng vốn của Công ty đã được cải thiện nhưng vòng quay các khoản phải thu của Công ty liên tục giảm chứng tỏ tốc độ thu hồi vốn của Công ty có xu hướng chậm lại. Vòng quay các khoản phải thu giảm đi khiến lượng vốn tồn đọng trong quá trình lưu thông lớn kéo theo nhu cầu vốn lưu động tăng cao. Do đó, để giảm bớt áp lực về vốn lưu động, Công ty cần có những chính sách thu hồi vốn nhanh để đưa vào quá trình sản xuất.
b. Cách thực hiện:
Trước khi ký hợp đồng bán sản phẩm cho các đối tác, Công ty cần nghiên cứu tình hình tài chính, khả năng thanh toán của họ để đảm bảo quá trình thanh toán sau khi giao hàng.
Trong mối quan hệ mua bán, Công ty cần có các chính sách hợp lý nhằm thúc đẩy quá trình thu hồi vốn như thực hiện chiết khấu thanh toán, quy định thời gian thanh toán trong hợp đồng và mức phạt nếu vi phạm.
Đảm bảo sản xuất đúng tiến độ, giao hàng đúng thời gian quy định để thu tiền hàng về, quay vòng trong lưu thông.
Đối với các khoản nợ đến hạn hay nợ quá hạn, Công ty cần có các biện pháp theo dõi chặt chẽ khả năng thanh toán của đối tác trong thời gian tới, gửi thông báo yêu cầu thanh toán. Còn đối với các khoản nợ khó đòi, Công ty cần tiến hành trích lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi để bảo toàn vốn kinh doanh.
c. Lợi ích mang lại:
Việc tăng nhanh vòng quay các khoản phải thu giúp Công ty nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm bớt áp lực về vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó giúp Công ty tiết kiệm nguồn vốn đầu tư để sử dụng vào các mục đích khác như mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư tài chính.
Biện pháp 6: Đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại: a. Sự cần thiết:
Trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc, má y móc thiết bị có vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất sản phẩm. Khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển thì má y mó c thiết bị của Công ty ngày càng lạc hậu, lỗi thời, chất lượng sản phẩm đ ầu ra kém sức cạnh tranh. Hơn nữa, trong thời gian qua, mặc dù Công ty đã tiến hành đầu tư thêm một số máy móc thiết bị nhưng do giá trị đầu tư thấp hơn giá trị hao mòn tăng lên khiến giá trị còn lại của máy móc thiết bị giảm đi, giá trị má y mó c thiết bị đã khấu hao hết nhưng vẫn còn sử dụng tăng lên; do đó, Công ty