Nhận xét côngtác chămsóc bệnhnhân sau phẫuthuật

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng cho một bệnh nhân sau mổ cắt ruột thừa nội soitại bệnh viện xanh pôn năm 2021 (Trang 33)

Phẫu thuật mổ nội soi ruột thừa là phẫu thuật lớn. Vì vậy sau phẫu thuật bệnh nhân trải qua cơn đau nhiều. Tình trạng đau sau mổ là do đau vết mổ và do các sang chấn gây ra khi thao tác phẫu thuật.Sinh lý bệnh học nguyên nhân gây ra đau sau mổ là do các sang chấn tác động cơ học lên thành ruột: căng, kéo, kẹp kích thích hệ thần kinh thực vật gây ra. Trong 24h đầu và 24 – 48h bệnh nhân được dùng phương pháp giảm đau ngoài màng cứng kết hợp với tiêm truyền là chủ yếu. Trong thời gian <24h và từ 24 – 48h đa số bệnh nhân đau nhẹ. Trên 48h bệnh nhân không đau. Tình trạng đau như vậy một phần là do bệnh nhân trải qua phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, được kết hợp các phương pháp giảm đau tốt và được chămsóc tận tình.

3.2.2. Tình trạng dinh dưỡng sau phẫu thuật

Thời gian trung tiện được sau mổ là biểu hiện của sự lưu thông ruột sau mổ, một trong những hoạt sinh lí của hệ tiêu hóa. Đây là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ phục hồi nhanh hay chậm của bệnh nhân,qua đó gián tiếp đánh giá ưu thế của phương pháp phẫu thuật. Nguyên nhân kéo dài thời gian trung tiện sau mổ cũng như đau sau mổ có liên quan đến các sang chấn ở ruột và sự phục hồi hoạt động của hệ thần kinh thực vật sau khi gây mê. Sự hồi phục nhu động ruột có ý nghĩa lớn, thực tế cho thấy phần lớn bệnh nhân mổ nội soi đều cảm thấy thỏa mái và yên tâm hơn khi thời gian trung tiện ngắn. Bệnh nhân trong chuyên đề có thời gian trung tiện ngày thứ 3 sau mổ.

Trong ba ngày đầu sau phẫu thuật, bệnh nhân được nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch. Sau 72h, bệnh nhân được nuôi dưỡng kết hợp 2 đường tĩnh mạch và đường miệng. Tuy nhiên thực tế Điều dưỡng đã không kiểm soát và đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Người bệnh ăn không ngon miệng và không hết suất sẽ làm cơ thể thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

3.2.3. Tình trạng vận động sau phẫu thuật

Vận động sau khi mổ rất quan trọng vì giúp cho máu lưu thông tốt hơn hạn chế những biến chứng do nằm lâu.Trong nghiên cứu của chúng tôi,từ ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân đã được hướng dẫn vận động, ban đầu là vận động tại giường, ngoài 24h hướng dẫn đứng lên đi lại nhẹ nhàng. Bệnh nhân ngày đầu tiên vận động còn khó khăn, điều dưỡng và kỹ thuật viên phục hồi chức năng đã hỗ trợ rất nhiều.Điều này hoàn toàn phù hợp với chương trình chăm sóc hồi phục sớm sau mổ, giúp người bệnh mau chóng trở lại sinh hoạt bình thường.

3.2.4. Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật

Nhiễm trùng vết mổ là biến chứng hay gặp và đáng lo ngại sau phẫu thuật. Bệnh nhân trong chuyên đề trên được chăm sóc vết mổ đầy đủ theo đúng quy trình kỹ thuật.

3.2.5. Biến chứng sớm sau phẫu thuật

Bệnh nhân trong chuyên đề, trải qua cuộc mổ lớn nhưng không có biến chứng sau phẫu thuật. Đây có thể coi là sự thành công trong điều trị và chăm sóc của cả bác sỹ và điều dưỡng.

KẾT LUẬN

Thực hiện chuyên đề nhận xét công tác chăm sóc một người bệnh sau phẫu thuật nội soi mổ ruột thừa bệnh viện Đa khoa Saint Paul năm 2020, chúng tôi rút ra kết luận sau.

Ưu điểm: Bệnh nhân sau phẫu thuật được chăm sóc theo đúng quy trình điều dưỡng. Các y lệnh được thực hiện đầy đủ, kịp thời. Bệnh nhân không có các biến chứng sau mổ, được chăm sóc dinh dưỡng, vận động đầy đủ, vết mổ khô sạch và ra viện vào ngày thứ 5 sau mổ.

Nhược điểm: Phần kế hoạch chăm sóc Điều dưỡng chưa biết thiết lập mục tiêu và đề ra các vấn đề ưu tiên. KHCS lập còn sơ sài, chưa cụ thể chi tiết.

KIẾN NGHỊ

1. Cải tiến mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc, bổ xung phần đánh giá kết quả chăm sóc. Xây dựng mẫu phiếu theo dõi và chăm sóc trong 24h đầu sau phẫuthuật.

2. Tập huấn, giám sát việc thực hiện các quy trình kỹ thuật điều dưỡng, kiểm soát tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh. Ghi chép và theo dõi người bệnh theo phân cấp chăm sóc, đánh giá đau…

3. Đồng thời cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu sau khi xây dựng và cải tiến lại mẫu phiếu kế hoạch chăm sóc để đánh giá chính xác hiệu quả về côngtác chăm sóc của điều dưỡng.

1. PGS.TS. Hà Văn Quyết và cộng sự, 2006, Bệnh học ngoại tập 1, Hà Nội: Nhà xuất bản Yhọc.

2. Đỗ Minh Đại, Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Tấn Cường, Phẫu thuật nội soi điều trị viêm phúc mạc ruột thừa tại bệnh viện Hoàn Mỹ tháng 6 năm 2000 – tháng 12 năm2013

3. Đổ Trọng Hải, Cắt ruột thừa nội soi trong tài liệu hướng dẫn phẩu thuật nội soi, Bệnh viện ĐHYD, 2002, trang1-9.

4. Nguyễn Phi Ngọ (2004). Kết quả một năm thực hiện phẩu thuật nội soi. Tập san hội nghị nội soi và phẩu thuật nội soi. Tr 336 –338

5. Nguyễn Đình Thạch (2004). Cắt ruột thừa quang ã nội soi ổ bụng trong điều trị viêm ruột thừa cấp và biến chứng. Tập san Hội nghị nội soi và phẩuthuật nội soi. Tr 361 –365.

6. Nguyễn Hoàng Định, Nguyễn Tấn Cường. Phẫu thuật cắt ruột thừa qua nội soi ổ bụng. Y học TPHCM,1997;4(1):16-24.

7. Nguyễn Hoàng Định, Nguyễn Tấn Cường, Nguyễn Hoàng Bắc, Phạm Văn Nhân, Đỗ Minh Đại. Đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của cắt ruộtthừa nội soi. Ngoại khoa số 4, 2001:6-10 8. Tài liệu hướng dẫn phẩu thuật nội soi JICA-CRH Technical

Cooperation Project 1999. Cắt ruột thừa nội soi, trang113-121. 9. D. E. Moor et al (2005). Cost perspectives of laparoscopic and

open appendectomy. Surgical Endoscopy Volume 19, number 3 March 2005.pp:374- 378.

10. Hellberg A, Rudberg C et al Prospective randomized multicentre study of laparoscopic versus open open appendectomy. Br J Surg 1999;86:48-53. 11. Jeffrey G. Turker. Bruce J. Ramshaw. Laparoscopic Appendectomy.

Mastery of Endoscopic and Laparoscopic Surgery, W.Stephen Eubanks, LippincottWilliams and Wilkins, 200:355-363.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác chăm sóc của điều dưỡng cho một bệnh nhân sau mổ cắt ruột thừa nội soitại bệnh viện xanh pôn năm 2021 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w