1.3.3.1. Phƣơng pháp trắc quang
Nguyên tắc của phương pháp trắc quang là dựa trên đo độ hấp thụ ánh sang của một dung dịch phức tạo thành giữa ion cần xác định với thuốc thử trong môi trường thích hợp khi được chiếu chùm sáng. Phương pháp này định lượng theo phương trình:
A = K.C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
K: Hằng số thực nghiệm, C: Nồng độ chất phân tích.
Phương pháp trắc quang xác định Mangan dựa trên việc đo mật độ quang của dung dịch chứa ion MnO4, các axit pirophotphat manganit hoặc phức chất của Mangan với thuốc thử hữu cơ.
Để oxi hóa Mn(II) lên MnO4 người ta thường dùng chất oxi hóa là peiodat và pesunfat. Cường độ màu đỏ tím của MnO4 tỉ lệ với nồng độ Mn(II). Phổ hấp thụ của dung dịch MnO4 có hai cực đại ở bước sóng = 525 nm ( = 2230) và = 545 nm ( = 2420).
1) Chất oxi hóa là peiodat
Phản ứng oxi hóa: 2Mn2+ + 5IO4 - + 3H2O → 2MnO4 + 5IO3 - + 6H+
diễn ra tương đối nhanh trong dung dịch nóng chứa HNO3 hoặc H2SO4. Có tác giả còn đề nghị thêm một ít AgNO3 để tăng tốc độ oxi hóa và giảm bớt IO4
-
. Khi phân tích các dung dịch chứa nhiều sắt phải thêm H2SO4 và H3PO4, H3PO4làm mất màu ion Fe(III) do tạo thành phức chất và sự có mặt của nó trong mọi trường hợp là cần thiết vì nó ngăn cản sự tạo thành kết tủa có thể xảy ra của peiodat mangan. Nếu lượng Mn không quá bé thì có thể nâng nồng độ axit lên quá ngưỡng tối thiểu để có thể ngăn ngừa sự kết tủa Mn, tốc độ oxi hóa Mn tăng khi tăng nồng độ axit H2SO4 > 3,5N.
Khi nồng độ Mn rất bé thì lượng axit phải nhỏ hơn 15 ml H2SO4 đặc trong 100 ml hỗn hợp phân tích. Khi nồng độ axit lớn thì cường độ cực đại của màu không đạt được hoặc màu bị yếu đi và có màu hơi vàng. Vì vậy khi nồng độ Mn bé người ta dùng nồng độ axit bằng 2N (5-6% thể tích H2SO4). Fe(III) làm chậm quá trình oxi hóa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Nếu trong dung dịch có mặt các chất khử phản ứng với iodat hoặc pemanganat cần phải đuổi chúng hoặc phân hủy chúng trước khi thêm peiodat.
Mặc dầu có thể có một lượng nhỏ Cl-
bị oxi hóa bởi IO4- tuy vậy tốt hơn cả nên đuổi chúng bằng cách làm bay hơi với H2SO4, đặc biệt nếu chất phân tích chứa ít Mn. Các ion Fe2+ , SO3 2- , NO2 - , Br-, I-, C2O4 2- ...có khả năng bị oxi hóa, các ion hữu cơ có thể đuổi hoặc phân hủy bằng cách làm bay hơi dung dịch với HNO3 hoặc hỗn hợp HNO3 và H2SO4. Trong số các ion ít cản trở có AsO43-, B4O72-, F-, ClO4-, P4O72-.
Các kim loại khác không cản trở nếu chúng không màu. Ảnh hưởng của các kim loại Zn2+
, Ni2+...được loại trừ bằng cách đo so với dung dịch phông, Cr(III) bị oxi hóa một phần bởi IO4-, khi tăng nồng độ axit thì lượng Cr bị oxi hóa giảm. Nếu trong dung dịch có đủ axit thì Ag, Pb, Hg không tạo kết tủa, tuy vậy Bi, Sn tạo nên đục ngay cả trong dung dịch axit mạnh.
Định luật Beer phù hợp khi nồng độ nhỏ nhất là CMn = 150 mg/L. Sự thay đổi nồng độ axit và lượng dư IO4
-
không ảnh hưởng đến cường độ màu.
2) Chất oxi hóa là pesunfat
Trong những điều kiện xác định, cả phương pháp pesunfat và peiodat đều cho kết quả thỏa mãn. Tuy nhiên pesunfat có ưu thế hơn so với phương pháp peiodat khi mà nồng độ Mn rất bé bởi vì việc oxi hóa hoàn toàn bằng peiodat trong những điều kiện này diễn ra rất chậm.
Phản ứng oxi hóa 2Mn2+ + 5S2O8 2- + 8H2O → 2MnO4 + 10SO4 2- + 16H+
được tiến hành ở nhiệt độ sôi trong môi trường axit photphoric – nitric khi có mặt lượng nhỏ AgNO3. Nồng độ Ag+
phải bé (10-5
M) để không tạo thành kết tủa rõ rệt khi có một lượng không lớn Cl-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
H3PO4là cần thiết để ngăn ngừa kết tủa MnO2 và đảm bảo độ oxi hóa êm dịu Mn2+ thành MnO4 nồng độ H3PO4ít nhất phải bằng 0,1M, nồng độ HNO3phải xấp xỉ 0,3M, không nên dùng cao hơn. Các cản trở khi có mặt Cl-
có thể loại trừ bằng cách thêm HgSO4để chuyển Cl-
thành phức bền HgCl4 2-
. Khi có một lượng lớn Ti thì pesunfat oxi hóa Mn2+
thành MnO4 không hoàn toàn. Trong trường hợp này cần phải dùng IO4
-
.
Có thể xác định Mn khi có một lượng vừa phải các loại chất hữu cơ nếu kéo dài thời gian đun nóng và thêm nhiều hơn pesunfat.
Các dịch đất có chứa nhiều axit Humic thì có thể xuất hiện đục sau khi oxi hóa, trong trường hợp này cần phải đo mật độ quang của dung dịch sau khi phân hủy pemanganat bằng cách thêm một ít hiđroquinon và phải tiến hành hiệu chỉnh khi xác định chất khử.
Các dung dịch pemanganat đã được oxi hóa bền trong khoảng 24h ở nhiệt độ thường khi có mặt lượng dư pesunfat và khi không có chất hữu cơ.
Thioxianat là một thuốc thử nhạy với ion sắt (III), nó được sử dụng rộng rãi trong định tính và định lượng sắt. Vì axit thioxiamic là một axit mạnh nên nồng độ ion thioxianat ít bị ảnh hưởng bởi nồng độ ion H+
trong dung dịch. Cường độ màu của phức sắt (III) – thioxianat phụ thuộc vào nồng độ thioxianat, loại axit và thời gian phản ứng. Phức sắt(III)-thioxianat hấp thụ cực đại ở 480 nm. Dung dịch phức sắt (III)–thioxianat bị giảm màu khi để ngoài ánh sáng, tốc độ giảm màu chậm trong vùng axit yếu và nhanh khi nhiệt độ tăng. Khi có mặt hidrpeoxit hoặc amoni sunfat càng làm cho cường độ màu và độ bền màu của phức giảm đi. Cần phải cho nồng độ thioxianat dư, không những làm tăng độ nhạy của phép đo mà còn loại trừ được ảnh hưởng của các anion florua, phốt phát và một số anion khác tạo phức được với ion sắt (III). Còn những ion gây ảnh hưởng đến việc xác định sắt (III) bằng thuốc thử thioxianat như oxalat,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
florua, chúng tạo phức với ion sắt (III) trong môi trường axit. Ion sunfat và phốt phát cũng gây ảnh hưởng (với một lượng đáng kể). Ngoài ra, còn có các ion tạo phức màu hay kết tủa với ion thioxianat như đồng(II), coban(II), bimut(III)…
Sự cản trở của coban(II) (do bản thân màu của nó) ta có thể loại trừ bằng cách đo bước sóng thích hợp. Các ion thủy ngân(II), cadimi(II), kẽm(II) tạo phức với ion SCN-
sẽ là ảnh hưởng cường độ màu của phức sắt(III)- thioxianat. Do đó, muốn sử dụng phương pháp này cần phải tách các ion ảnh hưởng đến màu của phức.
Phương pháp dùng thuốc thử thioxianat có giới hạn phát hiện kém, độ chính xác thấp (nếu ta không dùng các phép đo đặc biệt để tăng độ nhạy) nhưng được sử dụng rộng rãi vì phương pháp này đơn giản, nhanh, áp dụng được trong các dung dịch axit mạnh là thuốc thử tương đối rẻ tiền. Phương pháp này xác định được hàm lượng sắt từ 1mg/l đến 10 mg/l. Người ta, cũng sử dụng phức của sắt(II) với thioxianat để chiết lên dung môi hữu cơ nhằm tăng độ chọn lọc và độ nhạy cho phép xác định sắt(II). Trong nghiên cứu này, các tác giả đã nghiên cứu thành công phép chiết phức sắt(II) với thioxianat bằng chất chiết tetrabutylamoni bằng dung môi clorofom. Thioxianat là một trong các số thuốc thử vô cơ được dùng để xác định sắt.
1.3.3.2. Phƣơng pháp phổ phát xạ nguyên tử
Phương pháp này được sử dụng để phân tích định tính, định lượng các nguyên tố hóa học … Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là độ nhạy cao, độ phân tích nhanh, tốn ít mẫu và có độ chính xác cao. Các tác giả Phạm Luận, Chu Xuân Anh, Trần Hồng Côn, Dương Thanh Thủy đã thành công trong việc xác định tạp chất trong oxit lantan tinh khiết bằng phương pháp quang phổ phát xạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Đặc biệt với sự ra đời của phổ phát xạ ICP trong vòng hơn chục năm trở lại đây đã đưa AES trở thành công cụ phân tích đắc lực với hàm lượng cỡ ng (nanogam). Một trong công trình thành công của phương pháp này là: “Xác định hàm lượng Vàng trong mẫu địa chất bằng phương pháp quang phổ phát xạ nguồn Plasma cao tần cảm ứng ICP – AES” của các tác giả Dương Minh Đức, Nguyễn Tiến Lượng, Đỗ Thị Thìn, Phạm Luận và Trần Tứ Hiếu.
1.3.3.3. Phƣơng pháp phổ hấp thụ nguyên tử
Cơ sở lý thuyết của phép đo AAS là sự hấp thụ năng lượng (bức xạ đơn sắc) của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạ của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ. Tùy thuộc vào kỹ thuật nguyên tử hóa người ta phân biệt phép đo AAS có độ nhạy 0,1 mg/l và phép đo ETA – AAS có độ nhạy cao hơn kỹ thuật không ngọn lửa 50 đến 1000 lần (0,1÷1 ppb).
Thực tế cho thấy phép đo phổ hấp thụ nguyên tử có nhiều ưu việt: Độ nhạy, độ chọn lọc cao, độ chính xác cao, tốn ít mẫu, tốc độ phân tích nhanh. Gần 60 nguyên tố hóa học có thể được xác định bằng phương pháp này với độ nhạy từ 10-4
÷ 10-5 %.
Các tác giả Phạm Luận, Đặng Quang Ngọc, Trần Tứ Hiếu, Lương Thúy Quỳnh đã xác định đồng, kẽm trong huyết thanh bằng phép đo phổ hấp thụ nguyên tử. Trong tạp chí Y học Việt Nam, các tác giả Võ Thị Minh Anh; Trần Quang Toàn, Lê Thái Hà, Lương Thị Thanh Thủy đã dung phương pháp AAS để xác định đồng thời hàm lượng đồng và kẽm trong mẫu nước sinh hoạt.
Ngoài ra Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Định còn dùng phương pháp này để xác định hàm lượng các kim loại nặng trong sữa, rau, quả và các sản phẩm rau quả … Ví dụ như: Xác định hàm lượng thiếc trong đồ hộp thực phẩm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Xác định hàm lượng Cadimi trong rau, quả và sản phẩm rau quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.4. Phƣơng pháp sắc ký
1.3.4.1. Phƣơng pháp sắc ký lỏng cao áp và phƣơng pháp dòng chảy sử dụng detector điện hóa.
Cùng với sự phát triển các kỹ thuật phân tích khác, kỹ thuật phân tích điện hóa đã mở rộng phạm vi ứng dụng nó trong kỹ thuật phân tích sắc ký lỏng cao áp và kỹ thuật phân tích bơm mẫu trực tiếp vào dòng chảy. Các máy phân tích điện hóa sử dụng các detector cực chọn lọc đạt độ nhạy 5÷20 mg/ml để phát hiện định lượng các chất cần phân tích theo một tính chất điện hóa nào đó của nó.
Tại hội nghị Hóa học toàn quốc lần thứ hai, các tác giả Chu Xuân Anh, Nguyễn Văn Ri, Âu Tấn Đức, Lê Như Thanh đã báo cáo đề tài “Thăm dò khả năng tách phân tích các nguyên tố đất hiếm bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp với tác nhân rửa giải EDTA” và “Nghiên cứu khả năng thay thế các kim loại trong các complexonat để phân tích nguyên tố đất hiếm”.
Bằng phương pháp này nhiều chất vô cơ và hữu cơ có thể được phân tích với độ nhạy cỡ nanogam (ng), có độ chính xác và độ lặp lại cao. Tuy nhiên nhược điểm của nó là máy móc sử dụng đắt tiền, nhất là với HPLC lượng dung môi tiêu tốn rất lớn. Để khắc phục các nhược điểm trên người ta tìm ra một phương pháp phân tích mới là phương pháp sắc ký điện di mao quản.
1.3.4.2. Phƣơng pháp sắc ký điện di mao quản
Kỹ thuật sắc ký điện di mao quản là kỹ thuật tách các chất dựa trên cơ sở tính chất của sự điện di của các phần tử ống tan trong mao quản (30÷200 μm id) trên nền của dung dịch chất điện ly và chất đệm, dưới tác dụng của từ điện trường E xác định của thế cao (10÷50 KV). Phương pháp này có rất nhiều ưu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điểm như: Tốn ít mẫu, dung môi dễ kiếm, số đĩa hiệu lực N cao, sự tách xảy ra nhanh.
Với dung dịch nền 11 mM lactic axit + 2,6 mM crown-6 + 7,5 mM methylbenzylamin + 8% MeOH, pH = 6, UV - dectector với bước sóng là 210 nm người ta đã tách được 16 kim loại khác nhau: NH4, K, Na, Ca, Mg, Sr, Mn, Ba, Cd, Fe, Li, Co, Ni, Zn, Pb, Cu.
Phương pháp sắc ký điện di mao quản có thể ứng dụng rộng rãi trong việc kiểm tra chất lượng của các chế phẩm thuốc. Ví dụ như định lượng đồng thời cloramphenicol, dexamethason natri phosphate và naphazolin nitrat trong thuốc nhỏ mắt bằng phương pháp sắc ký điện di mao quản của tác giả: Trịnh Văn Lẩu, Đặng Trần Phương Hồng, Đỗ Văn Trân, Trần Thị Bích Vân (trung tâm kiểm nghiệm thuốc).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
THỰC NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU PHƢƠNG PHÁP PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ
Chúng ta biết rằng vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử và nguyên tử là phần tử cơ bản nhỏ nhất còn giữ được tính chất của nguyên tố hóa học. Nguyên tử lại bao gồm hạt nhân nguyên tử nằm ở giữa và chiếm một thể tích rất nhỏ (khoảng 1/10000 thể tích của nguyên tử) và các điện tử (electron) chuyển động xung quanh hạt nhân trong phần không gian lớn của nguyên tử. Trong điều kiện bình thường nguyên tử không thu và cũng không phát ra năng lượng dưới dạng các bức xạ. Lúc này nguyên tử tồn tại ở trạng thái cơ bản. Đó là trạng thái bền vững và nghèo năng lượng nhất của nguyên tử. Nhưng khi nguyên tử ở trạng thái hơi tự do, nếu ta chiếu một chùm sáng có những bước sóng xác định vào đám hơi nguyên tử đó, thì các nguyên tử tự do sẽ hấp thụ các bức xạ có bước sóng đúng với những tia bức xạ mà nó có thể phát ra được trong quá trình phát xạ của nó. Lúc này nguyên tử đã nhận năng lượng của các tia bức xạ chiếu vào nó và nó chuyển lên trạng thái kích thích có năng lượng cao hơn trạng thái cơ bản. Đó là tính chất đặc trưng của nguyên tử ở trạng thái hơi. Quá trình đó được gọi là quá trình hấp thụ năng lượng của nguyên tử tự do ở trạng thái hơi và tạo ra phổ của nguyên tử của nguyên tố đó. Phổ sinh ra trong quá trình này được gọi là phổ hấp thụ nguyên tử [6].
2.1.1. Nguyên tắc của phép đo AAS [6]
Cơ sở của phép đo phổ hấp thụ nguyên tử là sự hấp thụ năng lượng của nguyên tử ở trạng thái hơi khi chiếu chùm tia bức xạ qua đám hơi của nguyên tố ấy trong môi trường hấp thụ. Vì vậy muốn thực hiện được phép đo phổ hấp thụ nguyên tử của một nguyên tố cần phải thực hiện các quá trình sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1 – Quá trình hóa hơi và nguyên tử hóa mẫu: Chọn các điều kiện và một loại trang bị phù hợp để chuyển mẫu phân tích từ trạng thái ban đầu (rắn hoặc lỏng) thành trạng thái hơi của các nguyên tử tự do của nguyên tố cần phân tích, có khả năng hấp thụ bức xạ đơn sắc.
2 – Chiếu chùm tia sáng bức xạ đặc trưng của nguyên tố cần phân tích qua đám hơi nguyên tử đó sẽ hấp thụ những tia bức xạ nhất định và tạo ra phổ hấp thụ của nó.
3 – Thu toàn bộ chùm sáng, phân ly và chọn một vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần nghiên cứu để đo cường độ của nó. Cường độ đó chính là tín