Sự phát triển của bộ rễ của cây đậu tƣơng non trong điều kiện không xử

Một phần của tài liệu 26187 (Trang 45 - 48)

Để so sánh sự phát triển bộ rễ của ba giống đậu tƣơng các chỉ tiêu đã đƣợc khảo sát, đó là: Số lƣợng rễ con và kích thƣớc rễ của các giống đậu tƣơng trong điều kiện không xử lý và xử lý bởi hạn nhân tạo, kết quả đƣợc trình bày ở bảng 3.1 và đƣợc minh họa ở hình 3.1, hình 3.2.

Bảng 3.1 cho thấy số lƣợng rễ con có xu hƣớng tăng khi cây đậu tƣơng non bị hạn. Đối với giống Lơ Bắc Giang, sau khi xử lý bởi hạn số lƣợng rễ con tăng so với trƣớc khi xử lý là 8,86% (sau 3 ngày hạn), 27,54% (sau 5 ngày hạn) và 31,14% (sau 7 ngày hạn). Đối với giống Xanh Hà Giang, ở các thời điểm sau khi xử lý bởi hạn so với trƣớc khi xử lý số lƣợng rễ con tăng từ 16,88% (sau 3 ngày hạn) đến 33,29% (sau 7 ngày hạn). Đối với giống Xuân Lạng Sơn, ở các thời điểm sau khi xử lý bởi hạn so với trƣớc khi xử lý số lƣợng rễ con tăng từ 22,37% (sau 3 ngày hạn) đến 34,35% (sau 7 ngày hạn). Giống có số lƣợng rễ con tăng cao nhất là Xuân Lạng Sơn, tiếp đến là giống Xanh Hà Giang, thấp nhất là giống Lơ Bắc Giang.

So với điều kiện không xử lý (bình thƣờng), ở thời điểm sau 3, 5, 7 ngày hạn số lƣợng rễ con tăng từ 2,24% đến 6,52% (giống Lơ Bắc Giang), từ 8,72% đến 11,07% (giống Xanh Hà Giang) và từ 12,75% đến 14,57% (Xuân Lạng Sơn).

Chiều dài rễ của cây đậu tƣơng non cũng có xu hƣớng tăng khi cây bị hạn, so với điều kiện không xử lý bởi hạn, ở thời điểm sau hạn 3 ngày chiều dài

Bảng 3.1. Số lƣợng rễ con và kích thƣớc rễ của ba giống đậu tƣơng trong điều kiện không xử lý và xử lý bởi hạn

STT Giống Trƣớc khi xử lý bởi hạn

Số lượng rễ con ở các điều kiện

Sau 3 ngày Sau 5 ngày Sau 7 ngày

Bình thường Hạn Bình thường Hạn Bình thường Hạn

1 LBG 41,75 ± 0,94 44,45± 0,83 46,45 ± 0,97 50,55 ± 0,80 53,25 ± 0,72 51,4 ± 0,60 54,75 ± 0,85 2 XHG 42,05 ± 1,10 44,25± 0,96 49,15 ± 1,08 50,00 ± 1,07 54,53 ± 0,72 51,55 ± 0,65 56,05 ± 0,59 3 XLS 44,25 ± 0,88 47,26± 0,67 54,15 ± 0,89 50,73 ± 0,90 57,2 ± 0,90 52,26 ± 0,57 59,45 ± 0,61

Kích thước rễ ở các điều kiện (cm)

1 LBG 14,63 ± 0,11 15,11 ± 0,19 16,08 ± 0,16 15,91±0,15 19,68 ± 0,47 16,98 ± 0,16 21,17 ± 0,33 2 XHG 16,50 ± 0,28 16,91± 0, 27 17,50 ± 0,12 17,65±0,11 20,95 ± 0,35 18,75 ± 0,14 28,03 ± 0,15 3 XLS 15,55 ± 0,26 16,65±0,125 17,68 ± 0,43 17,63±0,45 24,25 ± 0,45 20,45 ± 0,26 29,48 ± 0,32

rễ tăng 9,91% (giống Lơ Bắc Giang), 6,06% (Xanh Hà Giang) và 13,7% (Xuân Lạng Sơn); ở thời điểm sau hạn 5 ngày chiều dài rễ tăng 43,52% (Lơ Bắc Giang), 26,97% (Xanh Hà Giang) và 55,95% (Xuân Lạng Sơn); ở thời điểm sau hạn 7 ngày chiều dài rễ tăng 44,17% (Lơ Bắc Giang), 69,88% (Xanh Hà Giang) và 89,58% (Xuân Lạng Sơn). Giống Xuân Lạng Sơn có chiều dài rễ tăng cao nhất so với hai giống Lơ Bắc Giang và Xanh Hà Giang.

Hình 3.1. Hình ảnh các giống đậu tƣơng ở giai đoạn 3 lá trƣớc khi

xử lý bởi hạn

A B C

Hình 3.2. Hình ảnh rễ của ba giống đậu tƣơng nghiên cứu sau 7

hạn

A. Xuân Lạng Sơn; B. Xanh Hà Giang; C. Lơ Bắc giang

So với điều kiện không xử lý (bình thƣờng), ở thời điểm sau 3, 5, 7 ngày hạn chiều dài rễ tăng từ 6,41% đến 24,68% (giống Lơ Bắc Giang), từ 3,49% đến 49,49% (Xanh Hà Giang) và từ 6,19% đến 44,16% (Xuân Lạng Sơn). Nhƣ

vậy, so với điều kiện không xử lý ở cả ba giống đậu tƣơng số lƣợng rễ con và chiều dài rễ đều có xu thế tăng khi cây bị hạn. Từ kết quả trên có thể rút ra nhận xét là, cây đậu tƣơng non không đƣợc tƣới nƣớc có bộ rễ phát triển hơn hẳn cây đậu tƣơng đƣợc tƣới nƣớc kết luận này cũng đã đƣợc chứng minh bởi Kasper và đtg (1984) [35].

Một phần của tài liệu 26187 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)