Khả năng tăng trưởng chiều cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn đến khả sinh trưởng cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides L.) định hướng ứng dụng khu vực cửa sông thành phố Đà Nẵng (Trang 28 - 36)

Để đánh giá khả năng tăng trưởng chiều cao của cỏ vetiver dưới ảnh hưởng của các khu vực khác nhau ngoài thực địa, đề tài tiến hành đo chiều cao cỏ sau 21, 42 ngày. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.4 và hình 3.8.a, b, c; hình 3.9.a, b, c.

29

Bảng 3.4: Chiều cao (cm) của cỏ vetiver tại các khu vực khác nhau theo thời gian

Khu vực Độ mặn (‰) Thời gian (ngày)

0 21 42

500m 13 – 25 40 41,63±2,50a 0,00±0,00a

1000m 11 – 22 40 44,25±2,33ab 9,38±1,49b

1500m 8 – 18 40 53,63±2,81c 12,88±2,02c

Ghi chú: Các giá trị có cùng kí tự (a, b, c) không có sự sai khác đáng kể với mức ý nghĩa α=0,05

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, chiều cao cỏ vetiver tăng dần theo thời gian từ 0 – 21 ngày và giảm dần từ 21 – 42 ngày ở các khu vực 500m, 1000m, 1500m ngoài thực địa. Tại thời điểm 21 ngày, chiều cao của cỏ ở các khu vực 500m, 1000m, 1500m tăng từ 41,63 – 53,63 cm và giảm từ 12,88 – 0 cm ở các khu vực 1500m, 1000m, 500m tại thời điểm 42 ngày, điều này có thể giải thích do ngoài thực địa, thời tiết nắng nóng, sự dao động độ mặn ở các khu vực này cao, cỏ bị sốc sinh lý khi chuyển môi trường. Trong đó, ở khu vực 1500m thì chiều cao cỏ là cao nhất (12,88cm), cao hơn so với các khu vực 1000m, 500m và ở khu vực 500m chiều cao cỏ là thấp nhất (0cm).

Kết quả phân tích phương sai (Anova) và kiểm tra LSD cho thấy chiều cao cỏ ở các khu vực khác nhau có sự sai khác đáng kể với mức ý nghĩa =0,05. Điều này chứng tỏ, ở khu vực từ 500 – 1500 m có dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng chiều cao của cỏ vetiver.

Theo kết quả nghiên cứu của của Paul Truong (1999) cho thấy khi độ mặn trong đất từ 5,12 – 6,4 ‰ thì cỏ vetiver giảm sản lượng tương ứng 10% và từ 6,4 - 12,8 ‰ thì giảm 50 % sản lượng [22]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp nhận định trên.

30

Hình 3.8.a. Chiều cao cỏ vetiver ở KV 500m sau 15 ngày

Hình 3.8.b. Chiều cao cỏ vetiver ở KV 1000m sau 15 ngày

31

Hình 3.9.a. Chiều cao cỏ vetiver ở KV 500m sau 45 ngày

Hình 3.9.b. Chiều cao cỏ vetiver ở KV 1000m sau 45 ngày

Hình 3.9.c. Chiều cao cỏ vetiver ở KV 1500m sau 45 ngày

3.2.2. Khả năng phân nhánh

Để đánh giá khả năng phân nhánh của cỏ vetiver dưới ảnh hưởng của khu vực ngoài thực địa, đề tài tiến hành đếm số nhánh sau 21, 42 ngày. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.5.

32

Bảng 3.5: Số nhánh (nhánh) của cỏ vetiver tại các khu vực khác nhau theo thời gian

Khu vực Độ mặn (‰) Thời gian (ngày)

0 21 42

500m 13 – 25 4 2,50±0,58a 0,00±0,00a

1000m 11 – 22 4 3,75±0,50ab 0,25±0,50a

1500m 8 – 18 4 4,50±0,58bc 0,75±0,50a

Ghi chú: Các giá trị có cùng kí tự (a, b, c) không có sự sai khác đáng kể với mức ý nghĩa α=0,05

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, khả năng phân nhánh cỏ vetiver giảm dần theo thời gian từ 0 – 42 ngày ở các khu vực 500m, 1000m, 1500m ngoài thực địa. Tại thời điểm 21 ngày, khả năng phân nhánh của cỏ ở các khu vực 1500m, 1000m, 500m có xu hướng giảm nhẹ (từ 4,50 – 2,50 nhánh) và giảm mạnh (từ 0,75 – 0 nhánh). Nguyên nhân có thể là do ở khu vực cách cửa sông càng gần (độ mặn càng cao) đã ức chế sự sản sinh phytohoocmon xitokinin của các gen điều hòa điều khiển khả năng phân nhánh của cỏ [5]. Trong đó, ở khu vực 1500m thì số nhánh cỏ là cao nhất (0,75 nhánh), cao hơn so với các khu vực 1000m, 500m và ở khu vực 500m số nhánh cỏ là thấp nhất (0 nhánh).

Qua phân tích phương sai (Anova) và kiểm tra LSD chúng tôi nhận thấy số nhánh cỏ ở các khu vực khác nhau không có sự sai khác đáng kể với mức ý nghĩa =0,05. Điều này chứng tỏ, ở khu vực từ 500 – 1500 m không có dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng phân nhánh của cỏ vetiver.

3.2.3. Khả năng phát triển hệ rễ

Để đánh giá khả năng phát triển hệ rễ của cỏ vetiver dưới ảnh hưởng của khu vực ngoài thực địa, đề tài tiến hành đo chiều dài rễ sau 21, 42 ngày. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.6 và hình 3.10.a, b, c, hình 3.11.a, b, c.

33

Bảng 3.6: Chiều dài rễ (cm) của cỏ vetiver tại các khu vực khác nhau theo thời gian

Khu vực Độ mặn (‰) Thời gian (ngày)

0 21 42

500m 13 – 25 7 17,25±1,71a -

1000m 11 – 22 7 19,75±1,44ab 33,25±2,33b

1500m 8 – 18 7 27,63±1,25c 40,50±3,24c

Ghi chú: Các giá trị có cùng kí tự (a, b, c) không có sự sai khác đáng kể với mức ý nghĩa α=0,05

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, chiều dài rễ của cỏ vetiver tăng dần theo thời gian từ 0 – 42 ngày ở các khu vực 500m, 1000m, 1500m ngoài thực địa. Chiều dài rễ cỏ tăng nhanh nhất từ 0 – 21 ngày, sau 21 – 42 ngày, sự phát triển chiều dài rễ của cỏ tăng chậm. Nguyên nhân có thể là do các tế bào phân chia ở rễ vẫn phát triển nên chiều rễ có xu hướng tăng. Trong đó, ở khu vực 1500m thì chiều dài rễ cỏ là cao nhất (40,50 cm), cao hơn so với các khu vực 1000m, 500m và ở khu vực 500m chiều dài rễ cỏ là thấp nhất.

Qua phân tích phương sai (Anova) và kiểm tra LSD chúng tôi nhận thấy chiều dài rễ cỏ ở các khu vực khác nhau có sự sai khác đáng kể với mức ý nghĩa =0,05. Điều này chứng tỏ, ở khu vực từ 500 – 1500 m có dấu hiệu ảnh hưởng đến khả năng phát triển hệ rễ của cỏ vetiver.

34

Hình 3.10.a. Chiều dài rễ cỏ vetiver ở KV 500m sau 15 ngày

Hình 3.10.b. Chiều dài rễ cỏ vetiver ở KV 1000m sau 15 ngày

35

Hình 3.11.a. Chiều dài rễ cỏ vetiver ở KV 500m sau 45 ngày

Hình 3.11.b. Chiều dài rễ cỏ vetiver ở KV 1000m sau 45 ngày

36

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng độ mặn đến khả sinh trưởng cỏ vetiver (Vetiveria zizanioides L.) định hướng ứng dụng khu vực cửa sông thành phố Đà Nẵng (Trang 28 - 36)