Kiến nghị sư phạm

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 91 - 145)

Để việc phát triển KNSS cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong TCTH trong hoạt động LQVT ở trường mầm non đạt hiệu quả cao, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

* Về phía các nhà quản lý

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho giáo viên mầm non về việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.

- Tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động của trẻ ở trường mầm non, nhất là các phương tiện, đồ dùng, học liệu phục vụ cho hoạt động LQVT của trẻ.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội cho GV được bộc lộ khả năng, năng lực sáng tạo của mình trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ MN nói chung và trong hoạt động thiết kế TCTH nói riêng, đặc biệt là thiết kế TCTH nhằm phát triển KNSS nói riêng.

* Về phía giáo viên

- Nâng cao nhận thức về vai trò và ý nghĩa việc phát triển KNSS đối với sự phát triển của trẻ.

- Luôn học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên cần tâm huyết với nghề.

- Phối hợp với gia đình, nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nhằm tạo sự ủng hộ, đóng góp của phụ huynh cả về vật chất lẫn tinh thần để góp phần tìm

ra biện pháp, cách thức giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao nhất.

- Lựa chọn và biết vận dụng các TCTH phù hợp cho từng hoạt động để kích thích trẻ tích cực tham gia vào quá trình khám phá đối tượng.

- Chủ động, linh hoạt tạo nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, vận dụng các kiến thức, kỹ năng cho thích hợp với từng hoạt động.

- Xây dựng môi trường hoạt động khoa học phong phú, hấp dẫn với các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Châu Nguyệt Minh (2012), Trò chơi rèn luyện EQ và IQ cho trẻ, NXB Văn hóa - Thông tin Hà nội

2. Đinh Thu Hà (2008), Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học theo chủ đề cho

trẻ mẫu giáo lớn, Luận văn Thạc sĩ KHGD - ĐHSP Hà Nội.

3. Đỗ Huyền (2012), Trò chơi cho trẻ từ 4 đến 7 tuổi, NXB Văn hóa - Thông tin - Hà nội

4. Đỗ Thị Minh Liên (2007), Phương pháp dạy trẻ mầm non làm quen với toán, NXB Giáo Dục.

5. Đỗ Thị Minh Liên (2007), Sử dụng trò chơi học tập nhằm hình thành các biểu

tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo, NXB Giáo Dục.

6. Hà Sơn (Biên soạn) (2009), Trò chơi phát triển tư duy từ những khối hình,

NXB Hà Nội

7. Lê Kinh Hoàng (2011), Tìm hiểu sự vận dụng phép đếm của trẻ mẫu giáo 4-5

tuổi qua trò chơi học tập, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, ĐHSP Hà Nội.

8. Lê Thanh Vân (2007), Giáo trình sinh lý học trẻ em, NXB ĐHSP Hà Nội

9. Lê Thị Ánh Tuyết, Đặng Thu Quỳnh, Vũ Thị Thu Hằng (2011), Các hoạt động tích hợp theo chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non, NXB Giáo dục Việt Nam.

10. Lê Thị Thanh Nga (2008), Bé tập làm quen với toán học 5-6 tuổi, NXB Giáo dục

11. Lê Thị Thu Hương (chủ biên) (2007), Hướng dẫn tổ chức các hoạt động giáo dục trong trường mầm non theo chủ đề (trẻ 5-6 tuổi), NXB Giáo Dục.

12. Lê Văn Hồng (chủ biên) (2001), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB ĐHQG Hà Nội

13. Lưu Ngọc Sơn (2008), Kĩ năng thiết kế trò chơi học tập nhằm phát triển biểu

tượng không gian cho trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi), Luận văn Thạc sĩ khoa học

14. Lưu Thị Chung “Một số biện pháp nâng cao khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi”, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư phạm Hà Nội, 2000.

15. Ngô Công Hoàn (1996), Tâm lý học và giáo dục học, NXB ĐHSP Hà Nội 16. Ngô Công Hoàn (chủ biên) (2012), Tâm lý học khác biệt, NXB ĐHQG Hà Nội 17. Nguyễn Văn Kỳ, Tống Vân Mai (2011), Sáng tạo và thực hành Toán học, NXB

Mỹ thuật

18. Nguyễn Ánh Tuyết (chủ biên) (2014), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB ĐHSP Hà Nội.

19. Mã Thanh Thủy, Nguyễn Thị Triều Tiên (2014), Phát triển khả năng quan sát cho trẻ mẫu giáo thông qua trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán, Tạp chí khoa học và giáo dục số 10 – Trường ĐHSP Đà Nẵng

20. Phan Thị Thúy Hằng, “Một số biện pháp hình thành kĩ năng so sánh cho trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động làm quen với toán”, Luận văn Thạc sĩ giáo dục học, ĐH Sư phạm Hà Nội, 2009.

21. Phạm Quang Vinh (2011), Trò chơi Toán học dành cho trẻ 4 – 6 tuổi, NXB Kim Đồng

22. Phạm Thị Thu Thủy (2008), Thiết kế và sử dụng trò chơi toán học nhằm hình

thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi, Luận văn Thạc sĩ KHGD, Trường

ĐHSP Hà Nội.

23. Trần Thị Hằng, Thiết kế hệ thống trò chơi hình thành các biểu tượng hình dạng, kích thước cho trẻ mẫu giáo, Đề tài KH và CN cấp Bộ, HN, 2011

24. Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang Uẩn (1998), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo Dục

25. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Ánh Tuyết (2011), Hướng dẫn tổ chức

thực hiện chương trình giáo dục mầm non (mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi), NXB Giáo

Dục

26. Trương Xuân Huệ (2001), Phương pháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho giáo viên mầm non)

Để đóng góp cho việc nghiên cứu về “Thiết kế trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán nhằm phát triển khả năng so sánh cho mẫu giáo 5 – 6 tuổi”, xin anh/chị vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau:

Câu 1: Khả năng so sánh có vai trò như thế nào đối với trẻ? Tại sao?

□ Rất quan trọng □ Bình thường □ Không quan trọng

Câu 2: Theo Anh (Chị) việc thiết kế TCHT (trò chơi học tập) trong hoạt động làm quen với toán có vai trò như thế nào trong việc phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi?

Vai trò của việc thiết kế và sử dụng TCHT Về thiết kế TCHT

Về sử dụng TCHT

Rất quạn trọng Quan trọng Tương đối quan trọng

Không quan trọng         Lí do:………

Câu 3: Trong quá trình thiết kế trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán anh (chị) có hướng đến việc phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi không?

Câu 4:Anh (chị) có thường xuyên thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt động làm quen với toán mới nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi? Mức độ thiết kế và sử dụng TCHT Về thiết kế TCHT Về sử dụng TCHT Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

      Ý kiến riêng: ………

Câu 5. Theo anh (chị) khả năng so sánh có thể hình thành và phát triển thông qua những hình thức hoạt động nào sau đây của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi?

Hình thức dạy trẻ so sánh Mức độ thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Hoạt động học toán có chủ đích Tích hợp trong các hoạt động học tập khác (MTXQ, tạo hình, tham quan, vui chơi, lao động...)

Chơi, hoạt động ở các góc Chơi, hoạt động ngoài trời

Dạy trẻ so sánh với cả lớp Dạy trẻ so sánh theo nhóm Dạy trẻ so sánh cá nhân

Câu 6: Khi thiết kế trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, anh (chị) dựa trên những cơ sở khoa học nào?

Mục tiêu của việc giáo dục nhận thức cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi Đặc điểm trò chơi học tập của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi

Quan điểm tích hợp trong giáo dục trẻ mầm non

Thực trạng thiết kế trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non

Cả 4 ý trên

Câu 7: Khi thiết kế trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, anh (chị) thường dựa trên những nguyên tắc nào?

Đảm bảo tính mục đích Đảm bảo tính vừa sức Đảm bảo tính hấp dẫn

Đảm bảo tính phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học Cả 4 nguyên tắc trên

Ý kiến khác……….

Câu 8: Anh (chị) đã thiết kế những trò chơi học tập đó theo quy trình như thế nào?

Cách 1: Xác định nhiệm vụ nhận thức Lựa chọn đồ chơi Xác định hành động chơi Xác định luật chơi Đặt tên trò chơi Hướng dẫn cách chơi Cách 2: Xác định nhiệm vụ chơi Xác định hành động chơi Đặt tên trò chơi Xác định luật chơi Chuẩn bị đồ chơi Hướng dẫn cách chơi Cách 3: Đặt tên trò chơi Xác định nhiệm vụ chơi Xác định luật chơi Xác định hành động chơi Lựa chọn đồ chơi Hướng dẫn cách chơi Ý kiến khác

Câu 9: Anh (chị) gặp khó khăn gì khi tổ chức trò chơi học tập trong hoạt động làm quen với toán nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi? (Mức độ từ cao đến thấp 1 - 2 - 3 - 4)

Khó khăn Mức độ

a. Số trẻ quá đông/1 lớp

b. Trẻ thụ động (chưa tích cực)

c. Hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất d. Thiếu tài liệu hướng dẫn cách thiết kế

e. Không có thời gian đầu tư cho việc thiết kế f. Thiếu kinh nghiệm về việc thiết kế

j. Ý kiến khác...

Câu 10: Anh (Chị) vui lòng cho biết kinh nghiệm của mình trong việc thiết kế và sử dụng TCHT trong hoạt động làm quen với toán nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi?

...

Câu 11: Xin anh (chị) vui lòng đưa ra những đề xuất, kiến nghị của mình về việc thiết kế TCHT trong hoạt động làm quen với toán nhằm phát triển khả năng so sánh cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi?

...

Xin chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:

Họ và tên: ………. Tuổi: ……….. Trình độ đào tạo: ………... Thâm niên công tác: ……….. Số năm dạy lớp mẫu giáo nhỡ ………

PHỤ LỤC 2

HỆ THỐNG CÁC TRÒ CHƠI ĐO KHẢ NĂNG SO SÁNH CỦA TRẺ

TRÒ CHƠI ĐẦU VÀO

Trò chơi 1. SS và phát hiện điểm khác nhau giữa hai bức tranh định hướng trên mặt phẳng

Các con hãy SS và dùng các cặp kí hiệu cho sẵn (cặp ngôi sao, cặp hình tam giác…) để đánh dấu vào các điểm khác nhau giữa hai bức tranh dưới đây:

(Tổng dấu hiệu khác nhau giữa hai bức tranh là 6 dấu hiệu)

Các mức độ của tiêu chí 3 được lượng hóa thành số điểm cụ thể như sau:

Mức độ 1: Thời gian thực hiện bài tập ít hơn 30 giây hoặc một dấu hiệu được trẻ phát hiện trong khoảng thời gian trung bình là 4 – 5 giây. Phát hiện đầy đủ, chính xác 5 - 6 dấu hiệu. (4 điểm)

Mức độ 2: Thời gian thực hiện bài tập từ 30 – 40 giây hoặc một dấu hiệu được trẻ phát hiện trong khoảng thời gian trung bình là 5 – 6 giây. Phát hiện chính xác phần lớn các dấu hiệu (3 - 4 dấu hiệu). (3điểm)

Mức độ 3: Thời gian thực hiện bài tập từ 40 – 50 giây hoặc một dấu hiệu được trẻ phát hiện trong khoảng thời gian trung bình là 7 – 8 giây. Phát hiện chính xác từ 2 – 3 dấu hiệu. (2 điểm)

Mức độ 4: Thời gian thực hiện bài tập nhiều hơn 50 giây hoặc một dấu hiệu được trẻ phát hiện trong khoảng từ trên 8 giây. Phát hiện chính xác dưới 2 dấu hiệu. (1 điểm)

Trò chơi 2: SS để tìm những đôi găng tay giống nhau

Các con hãy SS và dùng bút màu để nối những cặp găng tay có đặc điểm giống nhau

(Cần tìm 4 chiếc găng tay có đặc điểm giống với 4 chiếc găng tay được treo trên móc)

Các mức độ của tiêu chí 3 được lượng hóa thành số điểm cụ thể như sau:

Mức độ 1: Thời gian thực hiện bài tập ít hơn 20 giây hoặc một dấu hiệu được trẻ phát hiện trong khoảng thời gian trung bình là 4 – 5 giây. Phát hiện đầy đủ, chính xác 4 dấu hiệu. (4 điểm)

Mức độ 2: Thời gian thực hiện bài tập từ 20 – 25 giây hoặc một dấu hiệu được trẻ phát hiện trong khoảng thời gian trung bình là 5 – 6 giây. Phát hiện chính xác phần lớn các dấu hiệu (2 - 3 dấu hiệu). (3 điểm)

Mức độ 3: Thời gian thực hiện bài tập từ 30 – 35 giây hoặc một dấu hiệu được trẻ phát hiện trong khoảng thời gian trung bình là 7 – 8 giây. Phát hiện chính xác từ 1 - 2 dấu hiệu. (2 điểm)

Mức độ 4: Thời gian thực hiện bài tập nhiều hơn 40 giây hoặc một dấu hiệu được trẻ phát hiện trong khoảng từ trên 8 giây. Phát hiện chính xác dưới 2 dấu hiệu. (1 điểm)

Trò chơi 3: Bé nhanh trí

- Cách chơi: cô chia cả lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ được phát 1 chiếc xắc xô. Màn hình máy tính sẽ xuất hiện slide trò chơi “Bé nhanh trí” câu hỏi sẽ phát lên (ví dụ: đồng hồ và đèn nhóm đồ vật nào có số lượng nhiều hơn các bé ơi”. Các bé sẽ so sánh số lượng của các nhóm đồ vật sau đó nhanh tay lắc xắc xô để dành quyền trả lời. Khi bé trả lời đúng thì đáp án sẽ hiện to ra, máy sẽ phát ra tiếng “đúng rồi, bé giỏi quá” nếu trả lời sai sẽ phát ra tiếng “sai rồi, bé thử lại đi nào”. Và nếu trả lời sai đội đó sẽ mất quyền trả lời và nhường quyền chơi cho đội bạn.

Các mức độ của tiêu chí 3 được lượng hóa thành số điểm cụ thể như sau:

Mức độ 1: Thời gian thực hiện bài tập ít hơn 35 giây. Chọn chính xác 6 bài tập. (4 điểm)

Mức độ 2: Thời gian thực hiện bài tập từ 35 – 45 giây. Chọn chính xác từ 4 – 5 bài tập. (3 điểm)

Mức độ 3: Thời gian thực hiện bài tập từ 45 giây – 55 giây. Chọn chính xác 3 bài tập. (2 điểm)

Mức độ 4: Thời gian thực hiện bài tập nhiều hơn 1 phút 5 giây. Phát hiện chính xác và thực hiện dưới 3 bài tập. (1 điểm)

Trò chơi 4: Đôi tay nhanh – đôi tay khéo

- Cách chơi: cô chia cả lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ được phát 1 chiếc máy tính và chuột. Màn hình máy tính sẽ xuất hiện slide trò chơi “đôi tay nhanh-

đôi tay khéo”. Có các đồ vật với nhiều hình dạng khác nhau ( ví dụ: quả bóng hình tròn, vở hình chữ nhật,…) nhiệm vụ của các bé là kéo các đồ vật vào hộp có hình dạng tương ứng, Các bé sẽ so sánh hình dạng đồ vật với hình dạng hộp, nhiệm vụ của các bé là kéo các đồ vật vào hộp có hình dạng tương ứng. Khi bé kéo đúng hộp thì, máy sẽ phát ra tiếng “đúng rồi, bé giỏi quá” nếu trả lời sai sẽ phát ra tiếng “sai rồi, bé thử lại đi nào” và sẽ tiếp tục thực hiện cho đến khi hoàn thành trò chơi. - Luật chơi: đội nào hoàn thành đúng và nhanh nhất đội đó sẽ là đội chiến thắng.

Các mức độ của tiêu chí 3 được lượng hóa thành số điểm cụ thể như sau:

Mức độ 1: Thời gian thực hiện bài tập ít hơn 35 giây hoặc một hình hình học được trẻ phát hiện và thực hiện trong khoảng thời gian trung bình là 5 – 6 giây. Chọn đầy đủ, chính xác 6 các hình hình học. (4 điểm)

Mức độ 2: Thời gian thực hiện bài tập từ 35 – 45 giây hoặc một hình hình học được trẻ phát hiện và thực hiện trong khoảng thời gian trung bình là 6 - 7 giây. Chọn chính xác từ 4 – 5 hình hình học. (3 điểm)

Mức độ 3: Thời gian thực hiện bài tập từ 45 giây – 55 giây hoặc một hình hình học được trẻ phát hiện và thực hiện trong khoảng thời gian trung bình là 7 – 9 giây. Chọn chính xác 3 hình hình học. (2 điểm)

Mức độ 4: Thời gian thực hiện bài tập nhiều hơn 1 phút 5 giây hoặc một hình hình học được trẻ phát hiện trong khoảng từ trên 10 giây. Phát hiện chính xác và thực hiện dưới 3 hình hình học. (1 điểm)

TRÒ CHƠI ĐẦU RA

Trò chơi 1. SS, phát hiện điểm khác nhau giữa hai bức tranh định hướng

Một phần của tài liệu BỘ GIÁO dục và đào tạo (Trang 91 - 145)