2. Phân tích hoạt động kinh doanh
2.6.2. Phương pháp và nội dung phân tích lãi ròng
Khi phân tích lãi ròng người phân tích thường sử dụng phương pháp phân tích hàng ngang, phương pháp phân tích tỷ trọng.
Khi phân tích lãi ròng có thể sử dụng quy trình phân tích như sau:
Bước 1: Tính lãi ròng của công ty qua các năm, lãi ròng của các đối thủ cạnh tranh.
Bước 2: Dùng phương pháp so sánh hàng ngang, so sánh lãi ròng của công ty qua các năm để thấy được tốc độ tăng trưởng lãi ròng của công ty qua các năm, so sánh tốc độ tăng trưởng lãi ròng của công ty so với công ty đối thủ để thấy được có hay không sự khác biệt trong khả năng sinh lợi của công ty với công ty đối thủ.
Bước 3: Đưa ra các nhận định đánh giá và tìm hiểu nguyên nhân. Tuy nhiên, ở bước này người phân tích phải thực hiện phân tích doanh thu và chi phí. Bước 4: Đưa ra khuyến nghị cảnh báo cho công ty.
Chú ý: Ở bước 3, cần lưu ý
Để phân tích doanh thu người phân tích phải:
28
Dùng phương pháp phân tích tỷ trọng, đánh giá tỷ trọng doanh thu của từng hoạt động trong tổng doanh thu, phải đánh giá doanh thu của từng sản phẩm trong tổng doanh thu để xem tính bền vững của doanh thu là có hay không.
Dùng phương pháp so sánh hàng ngang, phân tích xu hướng biến động của doanh thu qua các năm để xem doanh thu qua các năm của công ty có ổn định không? Có tăng trưởng không? Cần lưu ý sự gia tăng trong doanh thu có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân và không phải tất cả các nguyên nhân tạo ra sự gia tăng trong doanh thu thì đều đem đến tính bền vững cho doanh thu.
Một số nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng trong doanh thu:
Công ty thực hiện chiến lược mở rộng thị trường, thu hút được những khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm của công ty suy ra doanh thu bền vững. Công ty sản xuất hoặc tung ra thị trường nhiều sản phẩm mới, tạo được sự tò mò, thích thú cho người tiêu dùng để từ đó tạo ra hiệu ứng tốt giúp doanh thu của công ty tăng trưởng suy ra doanh thu bền vững.
Việc thực hiện nới lỏng chính sách bán chịu suy ra doanh thu không bền vững.
Các khoản giảm trừ doanh thu giảm (hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại, thanh toán).
Đánh giá mối quan hệ giữa doanh thu với khoản phải thu, tiền mặt và tất cả tài sản khác của doanh nghiệp. Người phân tích có thể sử dụng 2 phương pháp là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh hàng ngang.
Khi phân tích mối quan hệ giữa doanh thu và khoản phải thu người phân tích có thể gặp các trường hợp sau:
29
Doanh thu tăng, Khoản phải thu tăng, nhưng tốc độ tăng của khoản phải thu nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Điều này chứng tỏ công ty đang tăng trưởng tốt.
Doanh thu tăng, Khoản phải thu tăng, nhưng tốc độ tăng của khoản phải thu bằng tốc độ tăng của doanh thu suy ra không đổi. Tức công ty đã tìm ra chính sách bán chịu hợp lý nên tốc độ này được duy trì qua các năm.
Doanh thu tăng, Khoản phải thu tăng, nhưng tốc độ tăng của khoản phải thu lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của doanh thu suy ra Công ty đang thực hiện chính sách nới lỏng tín dụng suy ra Tăng rủi ro tín dụng và không phát huy hiệu quả bởi có khả năng chất lượng sản phẩm của công ty có vấn đề.
Khi phân tích mối quan hệ giữa doanh thu với hàng tồn kho, người phân tích có thể gặp các trường hợp sau:
Doanh thu tăng, hàng tồn kho tăng, nhưng tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Không tốt vì công ty đang trong tình trạng ế hàng, hàng tồn lâu dễ dẫn đến tình trạng hư hỏng, kém phẩm chất dẫn đến không sử dụng được.
Doanh thu tăng, hàng tồn kho tăng, nhưng tốc độ tăng của hàng tồn kho nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tốt vì công ty bán được nhiều hàng và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Tuy nhiên cần phải chú ý trữ đủ hàng trong kho, tránh tình trạng thiếu hàng để tránh tình trạng nhu cầu thị trường tăng đột ngột làm mất khách hàng hoặc bị công ty đối thủ dành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất tránh tình trạng dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ.
Doanh thu tăng, hàng tồn kho tăng, nhưng tốc độ tăng của hàng tồn kho bằng tốc độ tăng của doanh thu. Tốt vì lượng hàng trong kho đủ cung cấp để
30
bán, điều này chứng tỏ công ty đã tìm ra chính sách quản lý hàng tồn kho tốt nên đã duy trì qua các năm.
Khi phân tích mối quan hệ giữa doanh thu với tiền măt, người phân tích có thể gặp các trường hợp sau:
Doanh thu tăng, tiền mặt tăng, nhưng tốc độ tăng của tiền mặt lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Tốt vì công ty có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp, doanh thu đáng tin cậy đồng nghĩa với việc khách hàng đã ứng trước tiền cho doanh nghiệp.
Doanh thu tăng, tiền mặt tăng, nhưng tốc độ tăng của tiền mặt nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu. Không tốt vì có thể công ty có chính sách bán chịu làm tăng rủi ro không đòi được nợ, đối mặt với rủi ro tín dụng dẫn đến tình trạng có doanh thu mà không có tiền.
Doanh thu tăng, tiền mặt tăng, nhưng tốc độ tăng của tiền mặt bằng tốc độ tăng của doanh thu. Tốt vì công ty có tính thanh khoản cao, đồng nghĩa với việc có doanh thu là có tiền doanh thu rất đáng tin cậy.
Tài liệu tham khảo:
- Nội dung bài giảng Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên
- Giáo trình “Financial Statement Analysis, 10e, Subramanyam and Wild, McGraw-Hill/Irwin”
31