Đối với bạn bè và mọi người xung quanh

Một phần của tài liệu báo cáo phát triển kỹ năng đề tài hiện tượng áp lực đồng trang lứa của sinh viên đại học ngoại thương (Trang 25 - 32)

Bên cạnh những áp lực chủ yếu đến từ những người bạn xung quanh thì bạn bè đóng vai trò không kém cạnh trong việc hạn chế tác động tiêu cực của áp lực đồng trang lứa.

Áp lực vẫn thường được gán ghép với các tác động tiêu cực vì dễ gây ra căng thẳng và nhiều tác hại không tốt cho thể chất cUng như tinh thần của con người. Bên cạnh vòng tròn “offline” là môi trường tiếp xúc trực tiếp, còn có thêm một vòng tròn bạn bè nữa: ở trên mạng. Nếu những dòng tin nhắn với bạn bè có thể đem đến những tràng cười sảng khoái, một bình luận trên trang cá nhân có thể mang đến nụ cười mỉm hạnh phúc thì ngược lại, số lượng “like” được thả cho từng bài viết trên trang cá nhân cUng có thể là nguồn cơn của một sự căng thẳng, so đo.

Chính vì thế với vai trò là “bạn cùng trang lứa”, có thể may mắn được tiếp xúc với các cơ hội sớm hơn những người khác thì hãy nhiệt tình giúp đỡ, đừng tạo khoảng cách giữa người với người bởi nó sẽ gây ra bất lợi cho cả hai bên. Hãy bác bỏ suy nghĩ mình giỏi, mình phải ở một đẳng cấp khác, những người còn lại không có “cơ” để sánh vai. Thay vì giữ cái quan niệm sai lầm ấy trong đầu thì hãy chủ động làm bạn với tất cả mọi người, bất kể họ là ai, họ đến từ đâu, ngoại hình như nào…

Khi thấy bạn bè ai nấy đều giỏi, đều có tinh thần cầu tiến, bảng điểm full A thì chính bạn sẽ cảm thấy mình cần phải cố gắng, cố gắng hơn nữa. Đồng thời với vai trò là “người xung quanh” thì hãy là tấm gương sáng nhất, luôn nỗ lực để tạo ra môi

trường cạnh tranh lành mạnh, bởi chỉ khi có cạnh tranh thì mới dẫn đến sự phát triển không ngừng!

KẾT LUẬN

Áp lực đồng trang lứa là một hiện tượng phổ biến, đặc biệt là ở độ tuổi vị thành niên trong xã hội hiện đại ngày nay. Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến áp lực đồng trang lứa. Nó có thể đến do các yếu tố bên ngoài tác động như sự kì vọng quá cao từ gia đình, sự thành đạt của bạn bè đồng trang lứa và cả các chuẩn mực nhất định của xã hội. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt kinh nghiệm sống và không có nhận thức đúng đắn về giá trị bản thân cUng là nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Áp lực đồng trang lứa có thể gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của mỗi người từ thể chất đến tinh thần, làm cho con người mất đi sự tự tin, từ đó sinh ra tâm lí căng thẳng kéo dài và dẫn đến hệ luỵ là trầm cảm, thậm chí là sa vào tệ nạn xã hội. Nhưng bên cạnh đó, ở một mức độ phù hợp cùng với sự nhận thức đúng đắn, áp lực đồng trang lứa cUng là cơ hội để con người nhìn lại bản thân, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và trở thành động lực để mọi người nói chung và các bạn học sinh, sinh viên nói riêng phấn đấu không ngừng. Do đó, việc nâng cao nhận thức cho giới học sinh, sinh viên về áp lực đồng trang lứa là vô cùng quan trọng và góp phần không nhỏ vào sự phát triển của giới trẻ sau này.

Tuy nhiên, sau quá trình nghiên cứu thì chúng tôi nhận thấy nhận thức về áp lực đồng trang lứa của sinh viên Đại học Ngoại Thương chỉ ở mức trung bình và khả năng tự mình đối diện giải quyết áp lực còn thấp, vẫn cần đến nhiều sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. Để nâng cao nhận thức của sinh viên, đồng thời hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến từ áp lực đồng trang lứa thì cần có những giải pháp phù hợp từ phía gia đình, người thân, nhà trường và cả từ chính bản thân các bạn sinh viên. Một khi xã hội có cái nhìn sâu sắc và đúng đắn hơn về áp lực đồng trang lứa mà giới trẻ hiện nay đang phải chịu thì cơ hội về một môi trường giáo dục lành mạnh và một tương lai tươi sáng hơn cho con trẻ sẽ ngày càng được mở rộng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/top-10-tac-hai- cua-stress.35A4F31F.html 2.https://vietcetera.com/vn/tre-con-nguoi-lon-va-ap-luc-dong-trang-lua 3.http://lib.hcmup.edu.vn:8080/eFileMgr/efile_folder/efile_local_folder/2013/1 /2 013-01-31/tvefile.2013-01-31.5138904854.pdf 4.https://thuocsuckhoe.com.vn/y-hoc-thuong-thuc/ap-luc-dong-trang-lua- khien-nhieu-nguoi-nhat-tu-tu-trong-dai-dich# 5.https://wol.jw.org/vi/wol/d/r47/lp-vt/1999567 6.https://biglilsecrets.blogspot.com/2019/01/ap-luc-ong-trang-lua-chuyen-gi- ang-xay.html 7.https://songnhi.net/ky-voi-nguoi-khac-se-khien-ban-di-lui.html 8.http://ftuzone.org/cam-thuc/quen-di-peer-pressure-vi-da-co-ngoai-thuong-ma/ 9.https://thanhnien.vn/giao-duc/vi-sao-hoc-sinh-ngay-nay-co-qua-nhieu-ap- luc-1278439.html 10. https://taotruonghoc.com/thanh-thieu-nien-ap-luc-va-anh- huong-tu-ban- be/ 11. https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/tre-1-5-tuoi/su-phat-trien-tre-1-5- tuoi/6-meo-hay-giup-tre-doi-pho-ngay-voi-ap-luc-tu-ban-be/ 12. https://tuoitre.vn/truong-hoc-my-giam-stress-cho-sinh-vien-ra-sao- 20180520094945144.htm 13. https://jobsgo.vn/blog/tao-dong-luc-cho-ban-than-tu-ap-luc- nhu-the-nao/ 14. https://kenh14.vn/nu-sinh-nam-cuoi-dh-ngoai-thuong-khong-dam-xin- viec-du-diem-cao-nang-luc-on-ly-do-nam-o-ngoai-hinh- 2020042408303002.chn 15. https://www.academia.edu/11126014/PEER_PRESSURE_WHAT_IS_P EER_PRESSURE 16.

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

(Dành cho sinh viên)

PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN

Đầu tiên bạn vui lòng cho biết một số thông tin cơ bản sau đây: Câu 1. Bạn đang ở độ tuổi nào?

18-25 26-35 36-45 Trên 45

Câu 2. Giới tính của bạn là gì? Nam

Nữ Khác

Câu 3. Bạn đang là sinh viên năm thứ mấy? Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Mục khác Câu 4. Ngành học của bạn là gì? Kinh tế đối ngoại Kinh doanh quốc tế Thương mại quốc tế Đầu tư – Tài chính Kế toán

Kiểm toán Ngân hàng Ngôn ngữ

Câu 5. Chương trình đào tạo của bạn là gì? Chương trình tiêu chuẩn

Chương trình Chất lượng cao Chương trình Tiên tiến

PHẦN II: NỘI DUNG HỎI

STT Nội dung

Bạn thường cảm thấy căng

1 thẳng và ghen tị với bạn bè Bạn đã từng tìm hiểu về hiện

2 tượng áp lực đồng trang lứa Bạn cảm thấy cha mẹ kỳ vọng 3 quá lớn vào bản thân mình Bạn cảm thấy thất vọng khi 4 điểm số thấp hơn bạn bè Bạn cảm thấy chạnh lòng vì 5 cuộc sống sung túc, hạnh phúc và thành công của bạn bè ở trên mạng xã hội Bạn luôn cố gắng thay đổi bản thân theo những trào lưu cho

6 bằng bạn bè (nhuộm tóc, đánh son, mặc trang phục đắt tiền,…)

Bạn từng muốn chuyển trường

7 vì áp lực

Bạn dễ mất niềm tin và không muốn cố gắng nữa khi kỳ vọng

8 không theo ý mình 9 Bạn dễ nảy sinh cảm xúc tiêu cực khi gặp áp lực

Mức độ

Chưa Hiếm Thỉnh Thường Luôn

Bạn sẽ bình tĩnh thiết lập lại mục tiêu cho mình khi gặp sự

10 cố

Nếu bạn cảm thấy mình bị bế tắc trong học tập, bạn có thể

11 nghĩ ra nhiều cách để giải quyết bế tắc đó

Bạn cảm thấy hài lòng về môi

12 trường học tập của mình

Một phần của tài liệu báo cáo phát triển kỹ năng đề tài hiện tượng áp lực đồng trang lứa của sinh viên đại học ngoại thương (Trang 25 - 32)