5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp
2.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Khi đơn đặt hàng hoặc loạt hàng mới được đưa vào sản xuất, kế toán mở ngay sổ theo dõi cho mã hàng đó từ khi bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành. Trong trường hợp, đến cuối tháng mà loạt hàng đó chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp cho mã hàng đó chính là chi phí sản xuất dở dang.
Đến cuối tháng, đơn đặt hàng có thể có một vài sản phẩm hoàn thành nhưng vẫn còn những sản phẩm chưa hoàn thành thì những sản phẩm đã hoàn thành của đơn hàng cũng không được tính giá thành. Việc tính giá thành chỉ thực hiện khi toàn bộ đơn hàng đã hoàn thành.
Chi phí SXKD dở dang của Công ty là tổng giá trị chi phí phát sinh của các đơn đặt hàng chưa hoàn thành xong tại thời điểm cuối tháng.
Ví dụ: Đơn đặt hàng cho 5.000 áo lót V01CG1055L11-J1 được đưa vào bắt đầu sản xuất từ tháng 12 năm 2019, do đó chi phí sản xuất dở dang của mã áo lót V01CG1055L11-J1 đầu tháng 12 bằng 0 đồng.
Đồng thời đơn đặt hàng này cũng hoàn thành sản xuất ngay trong tháng 12 nên chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ cũng bằng 0 đồng.
• Hạch toán sản phẩm hỏng:
Công ty tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình sản xuất và các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng. Trong quá trình sản xuất Phòng Quản lý chất lượng sẽ luôn bám sát để cùng với các Nhà xưởng kiểm tra chất lượng của từng bán thành phẩm ở mỗi công đoạn và loại bỏ những sản phẩm không đạt chất lượng. Bán thành phẩm hoặc sản phẩm hỏng sẽ bị loại bỏ ngay khỏi sản xuất. Đồng thời yêu cầu công nhân sản xuất ở giai đoạn có bán thành phẩm, sản phẩm hỏng phải bồi thường bằng cách nộp phạt trực tiếp hoặc trừ vào lương, Kế toán thực hiện định khoản:
Nợ TK 24111 – Phải trả người lao động
Có TK 16410 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Ví dụ: Việc sản xuất áo lót V01CG1055L11-J1 trong tháng 12 năm 2019 đảm bảo theo đúng tiêu chuẩn, quy trình đặt ra, không có bán thành phẩm hay thành phẩm hỏng nên không có khoản nào trừ vào lương người lao động.