CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)

5.1. Kết luận

Nghiên cứu với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trường Đại học Kinh tế TPHCM. Từ các cơ sở lý thuyết và các mô hình nghiên cứu trước đây và tình hình thực tế của sinh viên UEH, tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu dựa trên 5 yếu tố: Thái độ cá nhân, tiêu chuẩn chủ quan, nhận thức kiểm soát hành vi, nguồn vốn và ảnh hưởng của giáo dục. Với tổng cộng 18 biến quan sát

5.2. Kết quả

Từ kết quả mô hình nghiên cứu, các yếu tố trong mô hình đều tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Các yếu tố đều có tác động cùng chiều đến ý định khởi nghiệp. Trong đó thái độ và sự kiểm soát hành vi được nhận thức có vai trò quan trọng và tác động mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp của sinh viên UEH.

Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp có tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. Trong nghiên cứu này, thái độ đối với hành vi khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng và mạnh mẽ, tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Do đó để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên UEH cần tập trung vào yếu tố này. Cần phải tác động từ trong nhận thức, để sinh viên có thể nhận thấy được những ý nghĩa tốt đẹp của việc kinh doanh và việc trở thành doanh nhân là những điều hết sức thiết thực và gần gũi như làm giàu cho bản thân, thỏa mãn các nhu cầu, sở thích cá nhân và cũng góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước. Trường và các CLB khởi nghiệp nên tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo chuyên đề, các sự kiện liên quan đến khởi nghiệp. Cung cấp những kiến thức nền tảng cơ bản về khởi nghiệp cho sinh viên để bản thân sinh viên cảm thấy không còn xa lạ với khái niệm khởi nghiệp và từ đó nâng cao nhận thức, thái độ.

Sự kiểm soát hành vi được nhận thức tác động tích cực đến ý định khởi nghiệp. Điều này có nghĩa là khi sinh viên nhận thức được khởi nghiệp là một công việc dễ dàng và họ nắm rõ tất cả các hoạt động của việc khởi nghiệp, cũng như sẵn sàng cho việc khởi nghiệp thì họ sẽ có niềm tin, cố gắng hết sức họ để đạt đến thành công. Để có được điều này cần phải có sự chung tay hỗ trợ từ phía nhà trước, gia đình và các nhà đầu tư. Nhà trường hỗ trợ cung cấp những kiến thức cơ bản và rõ ràng về khởi nghiệp để sinh viên có cái nhìn tổng thể, bao quát tránh mơ hồ khi nghĩ đến khởi nghiệp. Tránh tình trạng sinh

viên khao khát, mong muốn khởi nghiệp nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Bên cạnh đó gia đình cần động viên khích lệ tinh thần cho các bạn sinh viên có ý định khởi nghiệp. Sự khích lệ của gia đình sẽ tiếp thêm sức mạnh để họ tăng thêm phần tự tin cho bản thân. Các nhà đầu tư có thể hỗ trợ cho các bạn sinh viên những ý định khởi nghiệp nhiều hơn. Vì chính các bạn sinh viên là người trí thức trẻ, năng động cho tương lai của đất nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp kinh doanh của sinh viên trường đại học kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 48 - 50)