Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu khảo sát thời gian sử dụng điện thoại của sinh viên ueh – phân hiệu vĩnh long (Trang 30 - 31)

Dự án được thực hiện trong thời gian sinh viên học online ở nhà để phòng, chống đại dịch Covid-19, đa số sinh viên có nhiều thời gian rảnh, mọi hoạt động học tập, giải trí và liên hệ với môi trường bên ngoài đều phải dùng đến thiết bị điện tử nên đề tài “Khảo sát thời gian sử dụng điện thoại di động của sinh viên UEH tại Vĩnh Long” là khá hợp lý và hiệu quả.

Dự án nghiên cứu đã thực hiện khảo sát gần 130 sinh viên UEH (đa số là K47) để tìm hiểu cách phân bổ thời gian sử dụng điện thoại của sinh viên hiện nay. Kết quả khảo sát cho thấy sinh viên dành khá nhiều thời gian cho điện thoại với đa dạng mục đích từ giải trí cho đến học tập, mở rộng các mối quan hệ, liên lạc, …

Bên cạnh đó khảo sát cũng thể hiện nhận thức của sinh viên về hành vi sử dụng điện thoại cũng như lợi ích và giới hạn của việc dành nhiều thời gian cho thiết bị điện tử. Khảo sát đã nêu gần như toàn bộ các hoạt động và mục đích phổ biến của việc sử dụng điện thoại di động để thể hiện cụ thể và đầy đủ nhất về cách sinh viên dành thời gian cho từng hoạt động trên điện thoại.

Có thể thấy sinh viên dành thời gian tương đối ít cho mục đích giải trí cá nhân như xem phim, chơi game, nghe nhạc, đọc truyện, chụp ảnh hoặc quay video.

Ngược lại, các nền tảng mạng xã hội là nơi đa số sinh viên lựa chọn để liên lạc, giải trí hoặc làm việc, kinh doanh hay chỉ đơn giản là thể hiện bản thân, duy trì các mối quan hệ. Đối tượng khảo sát là các bạn sinh viên, do đó không thể thiếu mục đích học tập với các hình thức đa dạng, linh hoạt như nghe sách nói, xem video trên Youtube, tra từ điển, sử dụng ứng dụng dành riêng cho việc học,...

Hơn 50% các bạn sinh viên tham gia khảo sát cho rằng thời gian sử dụng điện thoại có ảnh hưởng một phần đến việc học. Đa số sinh viên dành 2 - 4 giờ cho việc học và 2 - 4 giờ cho việc giải trí trên điện thoại. Phần lớn sinh viên cảm thấy bản thân chưa phân bổ thời gian sử dụng điện thoại hợp lý, cần điều chỉnh cho phù hợp với các mục đích theo thứ tự ưu tiên.

Có lẽ một phần do tình hình dịch bệnh nên sinh viên có xu hướng đắm chìm hơn trong thế giới riêng của mình, thường gọi là “thế giới ảo” để giải trí, giải tỏa cảm xúc, bày tỏ suy nghĩ điều khó chia sẻ trong cuộc sống thực tế. Vấn đề này có vẻ không xấu nhưng nếu quá lạm dụng và mù quáng thì sẽ để lại hậu quả khó lường. Sinh viên nên giảm thiểu thời gian sử dụng điện thoại vào những nền tảng mạng xã hội không bổ ích cho bản thân nếu chỉ để giải trí.

Điển hình là Tiktok - ứng dụng có thể khiến chúng ta lãng phí thời gian bằng những video vô cùng hấp dẫn, vui nhộn. Thay vào đó sinh viên nên dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, hoặc cải thiện sức khỏe cá nhân bằng các hoạt động lành mạnh, bổ ích như: chạy bộ, tập thể dục, chơi thể thao, … Nhà trường, các tổ chức đoàn hội nên tổ chức các sân chơi, chương trình, các hoạt động giải trí ngoài trời mang tính thực tế, năng động hơn.

Một phần của tài liệu khảo sát thời gian sử dụng điện thoại của sinh viên ueh – phân hiệu vĩnh long (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w