Sự cần thiết phải chấp nhận rủi roc ủa các công ty niêm yết trên thị trường

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 50 - 52)

2.1. Mức độ chấp nhận rủi roc ủa các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán

2.1.2. Sự cần thiết phải chấp nhận rủi roc ủa các công ty niêm yết trên thị trường

trường chng khoán

Mục tiêu của các CTNY khi đưa chứng khoán ra thị trường trước hết là để huy

động vốn từ các cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty. Khi vốn chủ sở hữu tăng lên, khả năng vay nợ của công ty cũng được cải thiện. Điều này giúp công ty có được nguồn vốn lớn hơn để tài trợ cho các dự án đầu tư nhằm kỳ vọng mang lại lợi nhuận lớn hơn cho công ty. Việc niêm yết chứng khoán thành công trên TTCK giúp cho công ty nâng cao uy tín, hình ảnh và thu hút được đội ngũ nhân lực tốt hơn, cải thiện năng lực quản lý và năng suất lao động. Trong quá trình niêm yết, CTNY còn phải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về công bố thông tin và bảo đảm độ chính xác của các báo cáo tài chính. Như vậy, hoạt động niêm yết chứng khoán giúp cho các CTNY có được nguồn vốn lớn hơn để tài trợ cho các dự án đầu tư, tăng tính minh bạch và nâng cao hiệu quả hoạt động. Những kết quả nêu trên sẽ có tác động tích cực đến cổ phiếu của công ty, làm cho nó tăng giá trên TTCK. Nhờđó giá trị của công ty tăng lên, tức là giá trị cho các cổ đông

Trong nỗ lực tối đa hóa giá trị cho các cổđông thì các CTNY cũng luôn phải đối diện với các rủi ro như của một công ty bình thường (không phải là CTNY) và kể cả các rủi ro khi niêm yết chứng khoán trên TTCK. Các rủi ro có thể kểđến như thất bại trong các dự án đầu tư của công ty hay bị pha loãng quyền kiểm soát, bất lợi do các thông tin của công ty bị công bố, xung đột lợi ích trong công ty, chịu ảnh hưởng bất lợi từ những diễn biến của TTCK… Tuy nhiên, các CTNY vẫn chấp nhận các rủi ro để thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho các cổđông.

Cơ sởđể giải thích cho việc CNRR của các CTNY có thể được xem xét từ lý thuyết đánh đổi rủi ro - lợi nhuận (Risk - Return Trade - off Theory) được đề xuất bởi Markowitz (1952). Trong nghiên cứu của mình, Markowitz sử dụng thuật ngữ “lợi nhuận kỳ vọng” (expected yield, expected return) để thay thế cho “lợi nhuận” (yield, return) và “biến động của lợi nhuận” (variance of return) để thay thế cho “rủi ro” (risk). Tác giả Markowitz cho rằng rủi ro và lợi nhuận có mối tương quan thuận chiều với nhau, nghĩa là sự biến động của lợi nhuận của một danh mục đầu tư/ tài sản càng lớn thì lợi nhuận kỳ vọng thu về càng cao. Mối quan hệ tích cực này tiếp tục được khẳng định trong các nghiên cứu của Sharpe (1964), Lintner (1965), Merton (1973) trong mô hình CAPM (Capital Asset Pricing Model) khi các tác giả phát triển lý thuyết đánh đổi rủi ro - lợi nhuận của Markowitz (1952). Mô hình CAPM chỉ ra mối quan hệ tuyến tính giữa lợi nhuận kỳ vọng của một chứng khoán so với lợi nhuận trung bình của một danh mục đầu tưđược điều chỉnh thông qua hệ số phản ánh rủi ro (hệ số beta) của chứng khoán. Hệ số

beta lớn hơn 1 phản ánh rủi ro của chứng khoán cao hơn mức rủi ro chung của danh mục

đầu tư do đó lợi nhuận kỳ vọng của chứng khoán cao hơn lợi nhuận trung bình của cả

danh mục đầu tư. Ngược lại, hệ số beta nhỏ hơn 1 nghĩa là rủi ro của chứng khoán thấp hơn so với mức trung bình của danh mục đầu tư nên mức sinh lời kỳ vọng nhỏ hơn mức sinh lời trung bình của danh mục đầu tư.

Mặc dù các lý thuyết nêu trên đúng hơn với hành vi của các nhà đầu tư cá nhân. Tuy nhiên, nó cũng có thể lý giải cho hành vi CNRR của các CTNY. Thứ nhất, muốn có lợi nhuận phải CNRR. Các CTNY bắt buộc phải CNRR khi thực hiện các chiến lược

đầu tư nhằm kỳ vọng mang lại lợi nhuận cho các cổđông (phần lợi nhuận sau thuế hay sự tăng giá của cổ phiếu). Điều này lý giải cho việc rủi ro của các CTNY là biểu hiện của sự biến động của TSSL trên sổ sách kế toán (qua các chỉ tiêu như ROA, ROE trong các nghiên cứu của John & cộng sự, 2008; Cheng, 2008; Faccio & cộng sự, 2011; Khaw & cộng sự, 2016) hay TSSL của cổ phiếu công ty trên TTCK (như rủi ro tổng thể, rủi ro

đặc thù, rủi ro hệ thống theo Low, 2009; Pathan, 2009; Jiraporn & Lee, 2017). Thứ hai,

nhiều hơn chỉ khi nhìn thấy lợi nhuận kỳ vọng nhận được lớn hơn. Tuy nhiên, thiệt hại cũng sẽ lớn hơn nếu hoạt động đầu tư rủi ro cao này không thành công hoặc bị tác động tiêu cực bởi các biến động của thị trường. Do đó, mức độ CNRR của các CTNY được

đo lường thông qua tính toán độ lệch chuẩn của các dòng thu nhập (cả kết quả tích cực và tiêu cực) của công ty trong các nghiên cứu của các tác giả nêu trên. Cách đo lường này phù hợp với thuật ngữ “biến động của lợi nhuận” của Markowitz (1952) khi tác giả

sử dụng thuật ngữ trên để thay thế cho “rủi ro”.

2.1.3. Phương pháp đo lường mc độ chp nhn ri ro ca các công ty niêm yết trên th trường chng khoán

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị công ty và mức độ chấp nhận rủi ro tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)