Phân bố từ cảm trên đoạn G1-G2 giữa khe hở ngăn cách các khối trụ như Hình 3.14.
Hình 3.15 Phân bố từ cảm trên đoạn D1-D2 dọc theo chiều cao mặt trong dây quấn
Phân bố từ cảm trên đoạn D1-D2 dọc theo chiều cao mặt trong dây quấn
được biểu thị trên Hình 3.15.
Hình 3.15 cho thấy, từ cảm dọc chiều cao mặt trong cuộn dây tương đối nhỏ và đồng đều, từ cảm trung bình 0,1797T. Kết quả này đạt được là do khe hở trên mạch từ CKBN này được hãng chế tạo chia nhỏ thành nhiều khe phân bố dọc trên trụ, qua đó tránh được ảnh hưởng của từ trường tản lên các phần dây quấn lân cận khe hở, giảm từ cảm khu vực dây quấn xung quanh khe hở về giá trị đồng đều so với các vị trí khác dọc cuộn dây.
Các giá trị điện cảm tự cảm và điện cảm hỗ cảm giữa các pha dây quấn thể hiện trongBảng 3.5:
Bảng 3.5 Điện cảm tự cảm và hỗ cảm của CKBN 91 MVAr
Điện cảm (H) Pha A Pha B Pha C
Pha A 8,7257 -0,00565 -0,00129
Pha B -0,00565 8,7199 -0,00566
Pha C -0,00129 -0,00566 8,7268
Sai số giữa điện kháng các pha từ kết quả mô phỏng so với giá trị định mức
thể hiện trên Bảng 3.6 và so sánh với kết quả đo thực nghiệm đưa ra trongBảng 3.7.
Bảng 3.6 So sánh giá trị điện kháng mô phỏng với giá trị định mức
Thông số Ký hiệu Giá trị Kết quả Sai số định mức mô phỏng (%)
Điện kháng pha A XA (ohm) 2712 2739,08 1,00
Điện kháng pha B XB (ohm) 2712 2735,88 0,88
Điện kháng pha C XB (ohm) 2712 2739,42 1,00
Bảng 3.7 So sánh giá trị điện kháng mô phỏng với kết quả đo thực nghiệm
Thông số Ký hiệu Kết quả Kết quả Sai số
mô phỏng đo (%)
Điện kháng pha A XA (ohm) 2739,08 2698,7 1,47
Điện kháng pha B XB (ohm) 2735,88 2694,4 1,52
Điện kháng pha C XB (ohm) 2739,42 2689,3 1,83
Kết quả sai số giữa điện kháng các pha từ kết quả mô phỏng so với giá trị định mức hay so sánh với kết quả đo thực nghiệm đều đạt trong dải dung sai cho phép là 5% theo tiêu chuẩn IEC 289 hay tiêu chuẩn IEC 60076-6 về cuộn kháng điện.
Tổn hao đồng và tổn hao sắt của CKBN 91 MVAr được thể hiện tương ứng trên Hình 3.16 và Hình 3.17.
Hình 3.16 Tổn hao đồng trên CKBN 91 MVAr