IV. CÔNG CỤ VÀ KỸ THUẬT DÙNG TRONG PHÂN TÍCH TÀ
2. Phương pháp – Kỹ thuật dùng trong phân tích tài chính
2.1. Phương pháp phân tích Dupont (Phương pháp chia tách)
Mô hình Dupont là kỹ thuật được sử dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu tài chính, chúng ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định. Các nhà phân tích tài chính thường xuyên vận dụng công thức Dupont trong các phân tích mô hình hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, công cụ này lại khá đơn giản, các nhà đầu tư theo trường phái cơ bản hoàn toàn có thể áp dụng để phân tích các chỉ số của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết định đầu tư.
Các chỉ số tài chính được trình bày ở phần trên đều ở dạng một phân số. Điều đó có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố: là mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính lúc này có thể được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính khác.
Chỉ tiêu tỷ số sinh lợi trên tài sản tính theo công thức
Tỷ số sinh lợi trên tài sản = = x
Chỉ tiêu tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần tính theo công thức
Tỷ số sinh lợi trên vốn cổ phần =
Phân tích trên cho thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của một công ty có thể giải thích theo 3 cách: (1) Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có; (2) gia tăng đòn bẩy tài chính; (3) tăng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu.
2.2. Phương pháp so sánh
Các chỉ số tài chính sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn khi chúng được so sánh với các chỉ số có liên quan. Các nhà phân tích thường sử dụng các dạng so sánh sau:
34| P a g e
So sánh với các công ty hoạt động cùng lĩnh vực: Có nghĩa là chúng ta có thể so sánh các tỷ số tài chính của một công ty với các chỉ số tài chính của một công ty khác hoạt động trong cùng lĩnh vực. Bằng sự so sánh này sẽ thấy được vị thế của công ty trên thị trường, sức mạnh tài chính của công ty so với các đối thủ cạnh tranh và giải thích sự thành công hay thất bại của công ty.
Phân tích theo xu hướng so sánh qua các năm: xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một biện pháp quan trọng để đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, có thể so sánh với năm trước đó hoặc theo dõi sự biến động qua nhiều năm. Kết quả sự so sánh là thông tin rất cần thiết cho cả nhà quản trị công ty lẫn nhà đầu tư.
35| P a g e