Phân tích mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích tình hình tài chính của công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước doc (Trang 31 - 32)

toán

Theo quan điểm luân chuyển vốn ta có cân đối sau:

BNV = ATS [I + II + IV + V(2,3) + VI] + BTS [I + II + III]

Qua bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài ch8ính năm 2000 của công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước ta thấy: vào đầu năm số tài sản của công ty sử dụng là (93.387.916 đ + 1.767.830.549 đ + 325.435.668 đ + 8.450.150.915đ + 84.821.000đ ) = 10.721.623.448 đ. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của công ty không đủ trang trải cho tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh và còn thiếu một khoản rất lớn là 7.685.287.928đ. Do đó để có thể trang trải chi phí cho hoạt động của mình thì đến cuối năm 2000 công ty đã đi chiếm dụng vốn dưới hình thức vay ngân hàng, mua chậm trả người bán, hoặc thanh toán chậm với nhà nước, với CNV, số tiền là 7.915.162 nghìn đồng (19.171.940 nghìn đồng – 11.256.778nghìn đồng) chênh lệch giữa số phải thu và nợ phải trả- số liệu phần c)Thuyết minh báo cáo tài chính. Với cách tương tự ta thấy vào thời điểm cuối năm, số tài sản công ty tăng so với cuối năm là 1.250.475.646đ+13.186457.564đ+3.589.000đ+35.358.052đ+8.309.677.841đ+ 84.821.000đ = 22.785.556.000đ. Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu không tăng lên, công ty không đủ vốn để trang trải cho tài sản đang sử dụng và còn thiếu một khoản là 19.749.221.000đ. Như vậy, công ty tiếp tục đi chiếm dụng vốn bên ngoài để đảm bảo tiến độ hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua phân tích ta thấy, vào cả 2 thời điểm đầu năm và cuối năm công ty đều phải đi ciếm dụng vốn, song điều này không thể hiện được tình trạng tài chính của công ty là tốt hay xấu, vì trong thực tế kể cả lúc thừa lẫn lúc thiếu vốn thì các doanh nghiệp đều phải thường xuyên chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Đánh giá sơ bộ ta có thể thấy được quy mô tài sản mà công ty sử dụng cũng như khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của công ty ngày một tăng, chứng tỏ công ty có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,

mở rộng địa bàn hoạt động, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Điều này được thể hiện rõ qua cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty.

a. Phân tích cơ cấu tài sản

Căn cứ vào bảng cân đối kế toán ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản của công ty (bảng 01)

Bảng 01: Bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản của công ty CKXD và LMĐN

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối kỳ

So sánh cuối kỳ với đầu năm

Số tiền (đ) % Số tiền (đ) % Số tiền (đ) %

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)A. TSLĐ &ĐTNH 13.673.364.119 61,57 22.799.019.644 73,08 9.925.655.525 172,59 A. TSLĐ &ĐTNH 13.673.364.119 61,57 22.799.019.644 73,08 9.925.655.525 172,59 I. Tiền 93.387.916 0,12 1.250.475.646 4,01 1.157.087.730 11239 II.ĐTTCNH

III. Các khoản phải thu 11.256.778.682 50,68 7.850.972.479 25,17 -3.405.806.203 -69,7IV Hàng tồn kho 1.767.830.549 7,96 13.186.457.564 42,27 -11.418.627.015 1645 IV Hàng tồn kho 1.767.830.549 7,96 13.186.457.564 42,27 -11.418.627.015 1645 V Tài sản lưu động khác 555.306.972 2,5 511.113.955 1,63 -44.193.017 92,04 VI. Chi sự nghiệp

B. TSCĐ và ĐTDH 8.534.971.915 38,43 8.394.498.841 26,91 -7.640.473.074 98,4I. TSCĐ 8.450.150.915 38,05 8.309.677.841 26,64 -140.473.074 98,3 I. TSCĐ 8.450.150.915 38,05 8.309.677.841 26,64 -140.473.074 98,3 II. ĐTTCDH

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích tình hình tài chính của công ty cơ khí xây dựng và lắp máy điện nước doc (Trang 31 - 32)