3.2.1. Mục tiêu
- Phân tích khả năng làm việc, khả năng ứng dụng của cơ chế cánh xoay vào thực tế
- Chế tạo mô hình thực nghiệm - Vận hành thử nghiệm mô hình
- Khảo sát sự thay đổi tốc độ quay của tuốc bin khi có số cánh là: 3,4 ,5 . - Tính toán các thống số về lực, mô men, công suất khi nguồn gió có các vận tốc là 1,5 m/s , 2,0 m/s , 3,5 m/s
3.2.2 Cơ sở để làm mô hình thực nghiệm
- Do điều kiện và thời gian không cho phép sử dụng năng lượng gió thực tế nên sử dụng nguồn năng lượng từ quạt bàn làm nguồn gió cung cấp cho thí nghiệm. Các thông số khảo sát trực tiếp bằng cách đo thực tế là quạt có chiều cao 650mm, đường kính cánh 400mm.
- Dựa trên cơ sở đó mô hình tuabine chế tạo có chiều cao tổng thể là 630 mm cánh có chiều cao là 400mm chiều rộng 200 mm
3.2.3 Kiểu dáng hình học cánh tuốc bin thiết kế
Kiểu dáng hình học cánh tuốc bin ảnh hưởng tới chất lượng và đặc tính khởi động của tuốc bin gió. Tuy nhiên rất khó để xác định chính xác ảnh hưởng của các kết cấu cánh khác nhau.
Thực tế cho thấy, khi thiết kế kết cấu cánh cho tuốc bin, nếu xét đơn lẻ một cánh tại vị trí chắn gió tối ưu thì cánh có biên dạng cong sẽ có khả năng hứng gió cao hơn cánh có biên dạng thẳng. Tuy nhiên, kết cấu cánh có biên dạng cong khi chế tạo tốn nhiều kinh phí hơn đồng thời việc bố trí số cánh sao cho tổng công suất có ích là lớn
cánh tối ưu thì phải thiết kế hệ thống điều khiển góc hứng gió của cánh nên rất tốn kém không đảm bảo tính kinh tế. Do đó đề tài này chọn kết cấu cánh là dạng cánh thẳng, tự xoay để điều chỉnh khả năng hứng gió, chế tạo đơn giản. Tuy cánh thẳng có khả năng hứng gió thấp hơn cánh cong nhưng nếu kết cấu hợp lý thì vẫn đạt được tổng công suất yêu cầu trên toàn bộ hệ thống cánh.
200
400
250
15
45
Hình 3.11. Hình dáng cánh tuốc bin thiết kế
3.2.4 Nguyên lý làm việc của mô hình
Mô hình làm việc dựa trên nguyên lý chênh lệch về lực và momen giữa các cánh. Khi cánh quay đến vị trí có hướng gió thuận thì các cánh nhỏ sẽ chồng xếp lên nhau tạo thành bề mặt hứng gió, còn ở vị trí có hướng gió nghịch thì các cánh nhỏ sẽ mở lên một góc nào đó so với mặt phẳng khung cánh tạo thành các khe hở cho luồng gió đi
qua và do đó tạo nên sự chênh lệch về lực giữa các cánh và tạo thành mô men làm quay tuốc bin.
Hình 3.12b. Mô tả cánh theo chiều gió
3.2.5 Thiết kế và chế tạo mô hình3.2.5.1 Khung cánh 3.2.5.1 Khung cánh
Để đảm bảo tính cứng vững thì thường khung cánh được làm bằng vật liệu thép nhưng trong ý tưởng thiết kế này, khung cánh sẽ xoay cùng các cánh nên vật liệu lựa chọn là nhôm định hình để giảm thiểu khối lượng tổng thể của cánh, các kích thước như trên hình 3.13. Trên khung có gắn các thanh tròn Ø 2 để lắp các cánh nhỏ, đồng thời làm trục xoay cho các cánh đó. Khung được gắn với 2 đĩa phân độ nhờ các vít M3.
250 15 200 400 Hình 3.13 Kích thước khung cánh 3.2.5.2 Cánh tuốc bin Hình 3.14. Kích thước cánh nhỏ
Cánh tuốc bin được lựa chọn thiết kế là loại cánh thẳng, một cánh được lắp bởi nhiều cánh nhỏ. Cánh được làm bằng vật liệu nhôm lá để giảm nhẹ khối lượng chung toàn cánh và đảm bảo được khả năng tự xoay và nâng cánh để thoát gió khi ở hướng gió nghịch. Cánh được lắp vào trục xoay trên khung cánh bằng hai khớp bản lề. Các cánh nhỏ được lắp ghép trên khung cánh theo kiểu xếp chồng.
3.2.5.3 Trục chính
Trục được chế tạo bằng thép CT và hình dáng, kích thước như sau :
Hình 3.15. Bản vẽ chế tạo trục chính
Trục chính được lắp trên giá chân đỡ tuốc bin bằng bulong. Bề mặt trục được tiện tinh để lắp với hai ổ bi nhằm đảm bảo cho các cánh của tuốc bin được quay trơn đều. 3.2.5.4 Đĩa phân độ và ổ bi
Để việc khảo sát được tiến hành đơn giản trong việc thay đổi số cánh, cũng như việc khảo sát khả năng quay của tuốc bin thì mô hình thiết kế có sử dụng một đĩa phân độ để lắp khung cánh, trên đĩa được khoan các lỗ Ø5 để bắt bulong khi lắp cánh. Việc này giúp thuận tiện trong quá trình lắp ghép các cánh và khảo sát. Đĩa phân độ được chế tạo đơn giản như hình 3.14 dưới đây:
Hình 3.16 Đĩa phân độ lắp khung cánh
Ổ bi được lựa chọn sử dụng là loại ổ bi 204. Ổ bi và đĩa phân độ lắp ghép với nhau theo phương pháp lắp chặt để đảm bảo độ bền cũng như tính kết cấu của chi tiết.
3.2.5.5 Đế tuốc bin
Đế tuốc bin được chế tạo từ các thanh thép CT ghép với nhau bằng phương pháp hàn. Đế lắp với đuôi trục chính bằng bulong, đế phải đảm bảo cứng vững để cho hệ thống hoạt động được ổn định, không rung động. Các kích thước chế tạo như sau:
Sau khi chế tạo xong các chi tiết, tiến hành lắp ráp mô hình để khảo sát thử nghiệm khả năng chạy của mô hình và đo các thông số cơ bản.
- Các cánh nhỏ được lắp trên trục xoay bằng bản lề - Lắp đĩa phân độ và ổ bi vào trục chính
- Lắp khung cánh vào đĩa phân độ và cố định bằng các vít M3
- Lắp toàn bộ cụm chi tiết trên lên đế tuốc bin và định vị lại bằng bulong M14
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 4.1 Mô tả thí nghiệm
- Nguồn gió : được lấy từ nguồn gió của quạt có công suất 62W
- Thiết bị đo vận tốc gió : thiết bị đo gió là đồng hồ đo tốc độ gió Anemometer Smart sensor AR836 ( m/s : 0÷45)
Hình 4.1 Đồng hồ đo tốc độ gió
- Các bố trí mô hình thí nghiệm được mô tả như hình 4.2
1200
Hình 4.2 Mô tả cách bố trí thí nghiệm
4.2 Khảo sát ảnh hƣởng của số cánh
bin không tự khởi động được. Dưới đây, các kết quả thử nghiệm với số cánh lần lượt là 3, 4 và 5 sẽ được phân tích và so sánh, đánh giá.
4.2.1 Khảo sát mô hình với số cánh bằng 3.
Hình 4.3 minh hoạ một trạng thái làm việc của mô hình thí nghiệm tuốc bin có 3 cánh. Các thí nghiệm được tiến hành với các giá trị vận tốc gió lần lượt là 1,5 ; 2 ; 3,5 (m/s). Các kết quả thu được như sau:
Hình 4.3 Mô hình tuốc bingió 3 cánh
+ Với tốc độ gió V=1,5(m/s):
- Trục quay khởi động rất chậm và quay không liên tục. + Với tốc độ gió V=2(m/s):
- Tốc độ quay ổn định n = 22(vòng/phút) = 0,37 ( vòng/s)
+ Với tốc độ gió V=3,5(m/s) :
- Tốc độ quay ổn định n = 33(vòng/phút) = 0,55 ( vòng/s)
Hình 4.4 minh hoạ một trạng thái làm việc của mô hình thí nghiệm tuốc bin có 4 cánh. Các kết quả khảo sát thu được như sau:
Hình 4.4 Mô hình tuốc bin gió4 cánh
+ Với tốc độ gió V=1,5 (m/s) : - Tốc độ quay ổn định n = 20(vòng/phút) = 0,33 ( vòng/s) + Với tốc độ gió V=2 (m/s) : - Tốc độ quay ổn định n = 26 (vòng/phút) = 0,43 ( vòng/s) + Với tốc độ gió V=3,5 (m/s) : - Tốc độ quay ổn định n = 42 (vòng/phút) = 0,7 ( vòng/s)
Hình 4.5 Mô hình tuốc bin gió 5 cánh
Hình 4.5 minh hoạ một trạng thái làm việc của mô hình thí nghiệm tuốc bin có 5 cánh. Quá trình khảo sát cũng được tiến hành với các tốc độ gió 1,5; 2; 3,5 (m/s). Kết quả thu được như sau:
+ Với tốc độ gió V =1,5 (m/s) : - Tốc độ quay ổn định n = 27 (vòng/phút) = 0,45 ( vòng/s) + Với tốc độ gió V =2 (m/s) : - Tốc độ quay ổn định n = 40 (vòng/phút) = 0,67 ( vòng/s) + Với tốc độ gió V =3,5 (m/s) : - Tốc độ quay ổn định n = 50 (vòng/phút) = 0,83 ( vòng/s) Tổng hợp kết quả khảo sát được trình bày trong bảng sau:
Loạituốc bin 3 cánh 4 cánh 5 cánh
Vận tốc gió V (m/s) 1,5 2 3,5 1,5 2 3,5 1,5 2 3,5
n ( vòng/s) - 0,37 0,55 0,33 0,43 0,7 0,45 0,67 0,83
V (m/s) Hình 4.6 Đồ thị vòng quay
Đồ thị ở trên cho thấy mô hình tuốc bin gió có số cánh là 5 đem lại hiệu quả cao hơn so với các mô hình có số cánh là 3 và 4. Như vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, mô hình tuốc bin gió trục đứng cánh tự xoay có số cánh bằng 5 là tối ưu nhất.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 1. Kết luận
- Chế tạo thành công mô hình thực nghiệm tuốc bin có cánh tự xoay - Chạy thử được mô hình
- Khảo sát được mô hình với số cánh thay đổi từ 3 đến 5
- Đánh giá được sự ảnh hưởng của số cánh đến hiệu suất của tuốc bin
2. Đề xuất
- Do khả năng nghiên cứu và thời gian còn hạn chế nên đề tài này chưa tính toán được cụ thể lực và mô men tác dụng lên các cánh để tuốc bin khởi động.
- Do điều kiện thời tiết không cho phép thí nghiệm mô hình chạy thử ngoài trời
- Chưa tính toán được với giá trị góc nâng cánh nào thì tuốc bin cho công suất lớn nhất
Sau quá trình khảo sát cho thấy mô hình tuốc bin gió kiểu Flap turbine, cánh nằm ngang đã thiết kế có nhiều ưu điểm hơn các dạng mô hình cũ. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn cho mô hình này ở các bước kế tiếp. Cụ thể là :
- Tính toán cụ thể các lực tác dụng lên cánh tạo mô men quay cho tuốc bin
- Tính toán các lực tác dụng lên cánh nhỏ để nâng tốt nhất khi có gió tác dụng ngược chiều
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Baker, J.R.; Features to Aid or Enable Self Starting of Fixed Pitch Low Solidity VerticalAxis Wind nrbines, J. of Wind Engineering and Industrial Aerodynamics, I5 (1983), pp. 369-380.
[2]. Kirke, B.K. and Lazauskas, L. Enhancing the Performance of a Vertical Axis Wind Turbine Using a Simple Variable Pitch System, Wind Engineering, Vol. 15, No. 4, 1991, pp. 187-1 95.
Variable-Pitch Straight Blades, The Eighteenth International Symposium on Transport Phenomena, 27-30 August, 2007, Daejeon, KOREA
[4]. I. S. Hwang1, I. O. Jeong1, Y. H. Lee1 and S. J. Kim12; Aerodynamic Analysis and Rotor Control of a New Vertical Axis Wind Turbine by Individual Blade Control Method; ICAST 2006:17th International Conference on Adaptive Structures and Technologies, Taiwan.
[5]. Paul Cooper and Oliver Kennedy; Development and Analysis of a Novel Vertical Axis Wind Turbine; University of Wollongong, Wollongong, NSW 2522, Australia, 2003.
[6]. Pawsey,N.C.K., Development and Evaluation of Passive Variable-Pitch Vertical Axis Wind Turbines, PhD Thesis, Univ. New South Wales, Australia, 2002.
[7]. Kirke, B.K. and Lazauskas, L. Enhancing the Performance of a Vertical Axis Wind Turbine Using a Simple Variable Pitch System, Wind Engineering, Vol. 15, No. 4, 1991, pp. 187-1 95.
[8]. Lazauskas, L. and Kirke, B.K. Performance Optimisation of a Self-acting Variable Pitch Vertical Axis Wind Turbine, Wind Engineering Vol. 16, No. 1,1992, pp. 10-26.
[9]. Kirke, B.K. and Lazauskas, L.; A Novel Variable Pitch Vem'calAxis Wind Turbine, Proc. Solar '87 ConJ Australian-New Zealand Solar Energy Society, Canberra, 26-28 Nov. 1987.
[10] Miroslav, Petrov, Lic, of Eng. “Aerodynamics of Propellers and Wind Turbine Rotors”. Stockholm, Sweden.
[11] M. Jureczko, M. Pawlak and A. Mężyk. “Optimisation of wind turbine
blades”. Faculty of Mechanical Engineering, Silesian University of
Technology, ul. Konarskiego 18a, 44-100 Gliwice, Poland, Available online 8 August 2005.
[12] J. F. Mandell, D. D. Samborsky, and D. S. Cairns. “Fatigue of Composite
Materials and Substructures for Wind Turbine Blades”. Contractor Report
SAND2002-0771, Sandia National Laboratories, Albuquerque, NM, 2002. [13] “Using of composite material in wind turbine blades”. Journal of Applied
[14] http://www.flapturbine.com/
[15] http://vi.wikipedia.org/wiki/ composite
[16] A. M. de Paor. “Aerodynamic design of optimum wind turbines”. Department of Electrical Engineering, University College, Dublin 2, Ireland. Available online 8 August 2003.
[17] E. William Beans. “Approximate aerodynamic analysis for multi-blade darrieus wind turbines”. Department of Mechanical Engineering, The University of Toledo, Toledo, OH 43606, U.S.A. February 2003.
[18] Giang Ngọc Thanh, Tính toán thiết kế cơ cấu dẫn động góc cánh turbine gió kiểu trục đứng cho máy phát điện 10 KW, Luận văn Thạc sỹ, 2010.