Nhám bề mặt gia công

Một phần của tài liệu 27753 (Trang 54 - 55)

3. Đối tượng, mục đích, phương pháp, nội dung nghiên cứu

3.4.2. Nhám bề mặt gia công

Độ nhám bề mặt gia công là những vết xước nhỏ trên bề mặt gia công tạo ra bởi lưỡi cắt của dụng cụ cắt và sự hình thành phoi. Kết quả đo độ nhám bề mặt gia công cho các trường hợp thí nghiệm thể hiện ở hình 3.8 và hình 3.9.

Hình 3.8. Độ nhám bề mặt thép SUJ2 khi mài bằng đá Al2O3.

Hình 3.9. Độ nhám bề mặt thép SUJ2 khi tiện cứng bằng mảnh CBN.

- Độ nhám bề mặt gia công: khi mài Ra = 0.51 µm, Rz = 3.49 µm; khi tiện Ra = 0.61µm, Rz = 4.09 µm. Như vậy, về trị số thì độ nhám bề mặt gia công khi mài và khi tiện đều tương đương cấp 8. Tuy nhiên, quan sát hình dáng nhấp nhô tế vi thì ta thấy có sự khác nhau đáng kể: khoảng cách giữa các đỉnh và các đáy của các nhấp nhô tế vi khi mài dao động nhiều hơn; số lượng nhấp nhô tế vi có khoảng cách giữa đỉnh và đáy lớn ít hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhám bề mặt gia công ảnh hưởng đến độ bền mòn và độ bền mỏi của chi tiết máy khi làm việc.Mặc dù bề mặt tiện và mài có cùng cấp độ nhám nhưng do hình dáng nhấp nhô tế vi khác nhau nên khi làm việc thì:

+ Bề mặt mài sẽ mòn nhanh hơn ở giai đoạn mòn ban đầu nhưng mòn chậm hơn ở giai đoạn mòn bình thường, mà giai đoạn mòn bình thường là giai đoạn làm việc chủ yếu của chi tiết máy vì vậy có thể đánh giá bề mặt mài có độ bền mòn cao hơn bề mặt tiện.

+ Nhấp nhô tế vi của bề mặt tiện có nhiều đáy sâu hơn nên độ bền mỏi thấp hơn vì khả năng tạo vết nứt tế vi khi chi tiết chịu tải cao hơn.

Một phần của tài liệu 27753 (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)