- Khoảng cách xung to: là khoảng thời gian giữa hai lần đóng ngắt của máy phát giữa hai chu kỳ phóng tia lửa điện kế tiếp nhau, to còn được gọi là độ kéo dà
1.10.4 Các loại dòng chảy của chất điện mô
Như các phân tích ở trên chất điện môi là yếu tố không thể thiếu được trong gia công tia lửa điện mà ở đó chất điện môi không những đóng vai trò là môi trường gây ra sự phóng điện mà còn đóng vai trò hết sức quan trọng đến năng suất cũng như chất lượng bề mặt gia công. Nếu chất điện môi loãng (độ nhớt nhỏ) thì sức căng bề mặt nhỏ càng thích hợp với nhiệm vụ sục rửa khe hở. Nếu sục rửa không tốt thì khi gia công càng lâu và càng gây ra lỗi ngắn mạch hay hồ quang làm hư hại phôi và điện cực, do tồn tại các phoi lẫn trong dung dịch chất điện môi gây ra.
Trong quá trình gia công tia lửa điện có các phương pháp tạo dòng chảy chất điện môi như sau:
- Dòng chảy bên ngoài. - Dòng chảy áp lực. - Dòng chảy hút. - Dòng chảy phối hợp. - Dòng chảy nhắp.
- Dòng chảy chuyển động cực.
+ Dòng chảy bên ngoài: còn gọi là sục rửa bên ngoài, được sử dụng khi hình học của điện cực và phôi không cho phép tạo ra lỗ khoan do dòng chảy (thường dùng ở cắt dây). Chất điện môi được đưa đến trực tiếp khe hở bằng một vòi dẫn. Vấn đề là cần phải chọn góc bơm chất điện môi sao cho phù hợp để dòng chảy chất điện môi thuận tiện cho việc vận chuyển phoi dễ dàng. (hình 1.19).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
44
Hình 1.19. Dòng chảy bên ngoài
+ Dòng chảy áp lực: phương pháp này là phương pháp chất điện môi được đưa cưỡng bức vào khe hở qua lỗ ở điện cực hoặc phôi, phương pháp này để lại một lõi trên phôi (hình 1.20). Do đó sau khi gia công bằng tia lửa điện cần phải cắt lõi đi (phù hợp với gia công xung định hình).
Hình 1.20. Dòng chảy áp lực
+ Dòng chảy hút: là phương pháp mà chất điện môi được hút ra khỏi khe hở cùng với phoi qua một lỗ hút trên phôi hoặc trên điện cực (ngược lại với phương pháp dòng chảy áp lực).
+ Dòng chảy phối hợp: là phương pháp kết hợp cả dòng chảy áp lực và cả dòng chảy hút qua hai lỗ trên phôi hoặc trên điện cực. Một đầu bơm chất điện môi, một đầu hút chất điện môi. Đây là phương pháp có thể khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Dòng chảy nhắp: là phương pháp thường dùng cho gia công xung định hình ở đó sau một chu kỳ nhất định của thời gian phóng điện thì điện cực lại được nâng lên để tạo ra một dòng chảy vận chuyển phoi ra khỏi vùng gia công.
* Các lỗi thường gặp do dòng chảy gây ra:
- Do áp lực cao: tạo ra 1 áp lực tác dụng lên điện cực làm xê dịch vị trí của điện cực cũng như gây ra rung động điện cực làm mất độ chính xác chi tiết gia công.
- Do áp lực quá thấp, không đủ sức tạo ra dòng chảy đủ lớn để cuốn sạch phoi.
Do đó cũng gây ra sai hỏng do tạo ra dòng ngắn mạch hoặc gây ra hồ quang.