KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT HYDROXYCITRIC CỦA VỎ QUÁ BỨA TAI CHUA | (Trang 25 - 26)

KẾT LUẬN

Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

1. Đã xác định được các thông số vật lí của vỏ quả bứa tai chua: Độ ẩm trung bình của quả bứa tai chua là 15,09%; và hàm lượng tro trung bình là 5,57%; Thành phần kim loại nặng có trong vỏ quả bứa tai chua rất thấp đối với các tiêu chuẩn cho phép, có thể sử dụng vỏ quả bứa tai chua để làm thực phẩm mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

2. Xây dựng được quy trình chiết tách axit HCA từ bứa tai chua với các điều kiện thích hợp:

- Chiết tách axit HCA: Áp suất 0,15 Mpa; nhiệt độ 1270C; thời gian 90 phút; tỉ lệ rắn/lỏng là 10g/200ml nước.

- Tẩy màu: Hàm lượng than hoạt tính 4-5g; nhiệt độ 800C; thời gian 30 phút.

- Kết tủa pectin: Thể tích cồn/dịch chiết 150ml, nhiệt độ 600C, thời gian 15 phút, pH=4.

3. Xác định được hàm lượng axit HCA tìm thấy trong vỏ quả bứa tai chua (Garcinia cowa Roxb.,) tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, bằng phương pháp sắc kí lỏng cao áp (HPLC) tại thời gian lưu R= 2,406 (khoảng 99,6%). Thành phần HCA trong dịch chiết vỏ quả bứa tai chua là 15,654.

KIẾN NGHỊ

- Cần nghiên cứu axit HCA sâu hơn về tính chất vật lý, hóa học cũng như tác dụng sinh học để có thể tìm kiếm một phương pháp chiết tách được axit HCA đạt hiệu suất và tinh khiết hơn.

- HCA có tính năng chống béo phì hiệu quả nên cần tiếp tục nghiên cứu xậy dựng quy trình chiết tách HCA từ vỏ bứa tai chua theo quy mô công nghiệp để sản xuất thực phẩm giảm cân chứa HCA tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG AXIT HYDROXYCITRIC CỦA VỎ QUÁ BỨA TAI CHUA | (Trang 25 - 26)