THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA

Một phần của tài liệu 28063_1712202001934183LVPhamHuuThang (Trang 52 - 55)

8. Bố cục của luận văn

2.1.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA

CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐÀ NẴNG

Nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong sự tiến hóa của đời sống con người, nhằm cho ra đời những sản phẩm có giá trị ứng dụng vào cuộc sống, dựa trên các bằng chứng xác thực và thỏa đáng, chính vì vậy công tác nghiên cứu khoa học là một trong 3 nhiệm vụ trọng tâm mà Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng đã đăng ký hằng năm với UBND thành phố. Và để ngày một nâng cao hơn nữa chất lượng chuyên môn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, từ đó có cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ trọng tâm của UBND thành phố Đà Nẵng giao, việc quản lý và điều hành hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học tại Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng là một công việc thật sự cấp thiết đối lãnh đạo cơ quan.

Qua 9 năm hoạt động trong công tác nghiên cứu khoa học, Viện đã tổ chức nghiên cứu và được nghiệm thu 26 đề tài khoa học cấp tỉnh, thành phố; hoàn thành 19 đề án, 9 báo cáo chuyên đề nghiên cứu khoa học của thành phố Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Các công trình nghiên cứu đều hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng, được cơ quan quản lý đánh giá cao.

Tuy nhiên công tác quản lý nghiên cứu khoa học của Viện hiện tại vẫn chưa phù hợp, chưa được quản lý một cách chặt chẽ, cách quản lý hiện chỉ làm bằng tay một cách thụ động, không theo dõi và kiểm soát được hơn nữa các công trình nghiên cứu sau có thể có sự trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đó từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của công trình nghiên cứu.

Bước 1: Hàng năm Viện lập kế họach và đăng ký danh sách đề cương công trình nghiên cứu khoa học của năm (đề tài, dự án, đề án) gửi sở, ban, ngành chuyên môn của thành phố tổng hợp trình UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt.

Bước 2: Tổ chức họp Hội đồng của Viện xét duyệt đề cương phân công bộ phận nghiên cứu chuyên môn hoặc cá nhân đăng ký làm chủ nhiệm, thư ký, thành viên của công trình nghiên cứu.

Bước 3: Gửi trình UBND thành phố thông qua sở, ban, ngành chuyên môn để phê duyệt đề cương đã được Hội đồng khoa học Viện thống nhất chọn để nghiên cứu trong năm.

Bước 4: Tổ chức họp và lập kế họach triển khai thực hiện công trình nghiên cứu sau khi đã có quyêt định phê duyệt của UBND thành phố.

Bước 5: Triển khai thực hiện viết các chuyên đề của công trình nghiên cứu. Bước 6: Tổ chức họp báo cáo tiến độ công trình nghiên cứu.

Bước 7: Chuẩn bị thủ tục nghiệm thu.

Bước 8: Đóng gói sản phẩm và bảo vệ nghiệm thu tại Sở, ngành, chuyên môn. Bước 9: Hiệu chỉnh (nếu có) của Hội đồng nghiệm thu của Sở chuyên môn của thành phố Đà Nẵng.

Bước 10: Bàn giao sản phẩm và thông báo quyết định công nhận kết quả nghiệm thu.

Bước 11: Lưu hồ sơ và công bố kết quả nghiên cứu.

Quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng được trình bày bởi lưu đồ trong hình 2.1:

Xét duyệt đề cương

Đăng ký đề cương đề tài nghiên cứu khoa học hàng năm

Thành lập Hội đồng xét duyệt đề cương đề tài

Kết thúc

Không đồng ý

Gửi đề cương cho UBND thành phố thông qua sở, ban, ngành chuyên môn

để phê duyệt

Thông báo quyết định phê duyệt của UBND thành phố

Triển khai thực hiện

Chuẩn bị các công tác liên quan đến nghiệm thu

Nghiệm thu

Hiệu chỉnh nội dung theo góp ý của hội đồng nghiệm thu

Đạt Không đạt

Bàn giao sản phẩm và thông báo quyết định công nhận kết quả nghiệm thu

Lưu hồ sơ và công bố kết quả nghiên cứu website/Internet

Báo cáo tiến độ

Đồng ý

Hình 2.1. Lưu đồ quy trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Một phần của tài liệu 28063_1712202001934183LVPhamHuuThang (Trang 52 - 55)