7. Bố cục của luận văn
2.2. XUẤT GIẢI PHÁP
Dựa vào mục tiêu của luận văn, chúng tôi đề xuất giải pháp sử dụng là hệ GIS thương mại, trên cơ sở các công cụ có sẵn sau đó phát triển bổ sung mô đun chương trình để xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất tại huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.
Mô hình của ứng dụng GIS trong xây dựng hệ thống quản lý thông tin đất tại huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi là một quá trình “vào – ra”. Phương pháp của việc biểu thị dạng “vào – ra” là khởi điểm của việc xây dựng nguyên tắc hoạt động cho hệ thống.
Hình 2.1. Đề xuất mô hình công nghệ của hệ thống
Trong đó:
- Dữ liệu vào: Dữ liệu vào của hệ thống được lấy từ vùng thông tin địa lý của huyện Đức Phổ và từ các bản đồ giấy, file card, file excel,… do Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi cung cấp, bao gồm:
+ Dữ liệu thu thập được từ phẫu diện đất, hiện trạng sử dụng đất, đơn vị đất đai. + Dữ liệu bản đồ:
•Bản đồ nền được lấy từ OpenStreetMap (OSM). •Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Đức Phổ. + Tài liệu liên quan:
•Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
•Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về bản đồ địa chính.
•Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Quản lý dữ liệu: CSDL đất đai gồm 2 thành phần:
+ Dữ liệu không gian: là dữ liệu về bản đồ thể hiện tính không gian địa lý của các thửa đất theo một hệ tọa độ xác định.
+ Dữ liệu phi không gian: là dữ liệu thuộc tính gắn liền với từng thửa đất. Để đáp ứng được nhu cầu quản lý dữ liệu thuộc tính và dữ liệu phi không gian, phù hợp với việc quản lý các dữ liệu bản đồ, đề tài đã chọn ứng dụng PostgreSQL/PostGIS làm DataServer để quản trị cơ sở dữ liệu cho hệ thống. Việc cập nhật, thay đổi, chỉnh sửa biến động dữ liệu sẽ do người biên tập (Editor) hay người quản trị hệ thống (Admin) thực hiện.
- Xử lý dữ liệu:
+ Đối với thông tin thuộc tính: Sau khi thu thập dữ liệu, chúng tôi tiến hành phân tích, sau đó thiết kế các bảng để nhập dữ liệu thu thập được và đảm bảo sự liên thông giữa dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính.
+ Đối với bản đồ: Từ bản đồ nền tại khu vực sau khi khảo sát thực tế chúng tôi sẽ hiệu chỉnh lại cho phù hợp với thời điểm khảo sát. Đối với các bản đồ chuyên đề: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ đơn vị đất đai chúng tôi tạo mới bản đồ trên kết quả điều tra.
Hệ thống còn phải thực hiện được các yêu cầu sau:
+ Hiển thị được hình dạng không gian và thuộc tính của từng thửa đất.
+ Cập nhật thông tin thửa đất; thêm, xóa thửa đất và sửa vùng đất để kịp thời chỉnh lý biến động đất đai.
- Dữ liệu ra: Các bảng dữ liệu, bản đồ, vị trí thửa đất trên bản đồ và thông tin thuộc tính thửa đất đó.