Xây dựng hệ thống DVB-T2 trên kỹ thuật mã hóa H.265/HEVC

Một phần của tài liệu 28027_171220200199738VoNgocTuanK34LuanVan (Trang 59 - 61)

CHƯƠNG 2 CÁC KỸ THUẬT MÃ HÓA VIDEO

3.3. Xây dựng hệ thống DVB-T2 trên kỹ thuật mã hóa H.265/HEVC

Dựa trên giải pháp được đề xuất, hiệu quả đạt được. Luận văn sẽ giới thiệu mơ hình một trạm phát sóng DVB-T2 sử dụng mã hóa H.265 mới so với mơ hình cũ giới thiệu ở hình 3.1 và các thành phần trong mơ hình cần được xử lý, nâng cấp và thay thế. Trong phần này cũng giới thiệu thông số thu phát vệ tinh Band C với dung lượng bitrate hiện có, giới thiệu một số thiết bị hiện có phục vụ việc nâng cấp và tính tốn cơ bản để có thể tăng dung lượng bitrate của máy phát DVB-T2 mà ít bị ảnh hưởng đến quy hoạch phủ sóng đã đặt ra.

3.3.1. Mơ hình trạm phát sóng DVB-T2 sử dụng H.265/HEVC

Dựa trên một khung cảnh và cơ sở hạ tầng thực tế trong phát sóng số mặt đất DVB-T2 đang triển khai, với cách nhìn tổng quát về thiết bị đầu cuối để đưa ra giải pháp hoàn chỉnh để phát sóng các chương trình HDTV và hướng tới phát sóng các chương trình UHDTV trên hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, trong phạm vi luận văn xem xét nâng cấp một trạm phát sóng số mặt đất dựa trên hình 3.3 như sau.

Hình 3.3. Sơ đồ tổng quát nâng cấp trạm phát sóng DVB-T2 sử dụng mã hóa H.265/HEVC [15]

(1) Signal generation: Đối với phần tạo tín hiệu vào cho một máy phát số, sử dụng thu và giải mã từ hệ thống vệ tinh band C đã mã hóa nguồn H.265/HEVC tại trung tâm sản xuất chương trình truyền hình.

(2) Mã hóa tín hiệu nguồn H.265/HEVC thời gian thực của tín hiệu HDTV và ghép kênh vào dòng truyền tải T2-MI.

(3) Điều chế và phát sóng RF của tín hiệu HDTV trên hệ thống phát số DVB-T2 dựa theo các điều kiện thực tế.

(4) Giải điều chế và giải mã hóa kênh của hệ thống DVB-T2.

(5) Tách kênh và giải mã hóa nguồn H.265/HEVC và hiển thị trên màn hình.

Việc thực hiện chuyển đổi mơ hình từ mã hóa H.264/AVC sang H.265/HEVC trong phát sóng mặt đất DVB-T2 từ cơ sở hạ tầng hiện có, thì phải thực hiện đồng bộ từ khâu sản xuất các chương trình, thiết bị phục vụ cho phát sóng và thiết bị giải mã H.265/HEVC đã có trên thị trường là khâu quan trọng và quyết định cho các bước còn lại.

Theo giải pháp đề xuất đó là:

- Giảm tốc độ bit cho mỗi chương trình bằng cách tăng hiệu quả mã hóa nguồn. - Tăng dung lượng của kênh RF, tăng cường năng lực sử dụng dung lượng kênh. Để thực hiện giải pháp đưa ra, ta áp dụng mơ tả tổng qt mơ hình nâng cấp trạm phát sóng số mặt đất DVB-T2 sử dụng chuẩn mã hóa video H.265/HEVC từ hình 3.3 và tiến hành thực hiện như sau:

- Phần Baseband: Sử dụng chuẩn nén H.265/HEVC để thực hiện giảm tốc độ

bitrate bằng cách tăng hiệu quả mã hóa nguồn.

- Phần RF: Để tăng dung lượng kênh và năng lực sử dụng dung lượng kênh. Vấn

đề này liên quan đến cấu hình thơng số máy phát để đạt được dung lượng bitrate lớn nhất cho máy phát số, liên quan đến phạm vi phủ sóng đã được quy hoạch và đối tượng thu trong nhà hay ngoài trời.

3.3.2. Một số thiết bị mã hóa nguồn sử dụng mã HEVC

Hiện nay, trong hệ thống truyền dẫn tín hiệu truyền hình vệ tinh band C theo chuẩn DVB-S2 và phát sóng số mặt đất DVB-T2 tại Đài truyền hình Việt Nam đang sử dụng mã hóa H.264/AVC của hai hãng thiết bị lớn là Harmonic và Ericsson. Đặc biệt thiết bị được thiết kế theo tích hợp module riêng rẽ cho từng chức năng nên đều có thể nâng cấp chuyển đổi sang chuẩn H.265/HEVC dễ dàng và tiết kiệm được chi phí.

Một phần của tài liệu 28027_171220200199738VoNgocTuanK34LuanVan (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)