Đặc điểm của người khuyết tật

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở việt nam (Trang 45 - 46)

7. Kết cấu của Luận án

2.1.2. Đặc điểm của người khuyết tật

Từ khái niệm NKT có thể thấy NKT có một số đặc điểm nhận diện như sau:

Thứ nhất, NKT là người bị khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần.

Bất kỳ NKT nào cũng bị khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần. Khiếm khuyết về thể chất bao gồm cơ thể không có hoặc mất một hay nhiều bộ phận cơ thể như không có tay/chân, cụt tay/chân; cũng có thể cơ thể có đầy đủ bộ phận nhưng chức năng của cơ quan, bộ phận bị mất hoặc suy giảm, như mất hoặc suy giảm chức năng vận động; suy giảm chức năng nhìn/nghe/nói.

Khiếm khuyết về tinh thần bao gồm khiếm khuyết về trí tuệ, nhận thức được biểu hiện bằng chỉ số thông minh thấp, chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng; khiếm khuyết về tâm lý như rối loạn tri giác, rối loạn hoặc mất trí nhớ, không điều khiển được nhận thức và hành vi; khiếm khuyết về ngôn ngữ, giao tiếp biểu hiện là diễn đạt ngôn ngữ khó khăn, khó tương tác với xã hội, biểu hiện với những lời nói, hành vi không bình thường.

Những khiếm khuyết đó được biểu hiện dưới dạng tật với nhiều dạng tật và mức độ tật khác nhau. Một số dạng khuyết tật phổ biến như khuyết tật vận động, khuyết tật nghe/nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật trí tuệ, khuyết tật ngôn ngữ... với các mức độ khuyết tật nhẹ/nặng/đặc biệt nặng...

Thứ hai, NKT bị mất hoặc hạn chế cơ hội tham gia bình đẳng trong cuộc sống. Pháp luật quốc tế và quốc gia vẫn ghi nhận tất cả mọi người đều bình đẳng khi tham gia vào các hoạt động xã hội. Ngay từ khi sinh ra, NKT cũng như tất cả mọi người khác trên toàn thế giới đều có quyền bình đẳng trong học tập, lao động, vui chơi, giải trí. Nhưng trên thực tế, từ xưa cho đến nay, NKT vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi thụ hưởng các quyền con người của mình.

NKT bị đối xử bất bình đẳng là hiện tượng phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển. Hiện nay, các quốc gia đã và đang nỗ lực xoá bỏ những rào cản cản trở NKT bình đẳng thụ hưởng quyền. Có thể trong tương lai, điều kiện kinh tế - xã hội phát triển hơn nữa thì những rào cản xã hội được xoá bỏ hoàn toàn, khi đó đặc điểm này của NKT sẽ không còn nữa và khái

22 Nguyễn Hữu Chí (Chủ biên, 2011), Giáo trình Luật Người khuyết tật, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.14

niệm NKT cũng sẽ khác. Bởi khái niệm NKT luôn luôn là một khái niệm phụ thuộc

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) quyền của người khuyết tật trong pháp luật an sinh xã hội ở việt nam (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)