Khảo sát khả năng hấp phụ của VLPH với mẫu nước thải chứa đồng và niken và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý Niken trong nước thải mạ điện bằng phương pháp kết tủa kết hợp với hấp phụ sử dụng than bùn biến tính (Trang 27 - 29)

và Crôm của bể mạ kim loại.

Để đánh giá khả năng ứng dụng của VLHP trong thực tế, chúng tôi tiến hành khảo sát khả năng hấp phụ Ni(II) trong nước thải của bể mạ.

Thành phần nước thải của bể mạ với Ni2+ có nồng độ là 150.7 mg/l và ion Cu2+là 10mg/l và Cr3+ là trong khoảng từ 180 mg/l đến 200 mg/l.

Dựa trên việc tính toán lý thuyết và các kết quả thực nghiệm thu được, chúng tôi đề xuất một quy trình xử lý các kim loại nặng trong nước thải mạ điện bằng cách kết hợp phương pháp kết tủa và phương pháp hấp phụ.

Quy trình gồm 5 bước sau:

Bước1. Khử Cr(VI) về Cr(III) bằng dung dịch FeSO4ở pH=1 ÷2

Phương trình. 6FeSO4 + K2Cr2O7 +7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 +K2SO4

+ 7H2O

Bước 2. Tách loại kết tủa Fe(OH)3↓ bằng cách tăng pH lên đến pH =4÷5 để kết tủa hết kim loại Fe.

Bước 3. Tách loại Cr(III) dưới dạng kết tủa Cr(OH)3↓ trong khoảng pH từ 5÷7 để kết tủa được nhiều kim loại Crôm nhất.

Bước 4. Tách loại một phần Ni(II) và Cu(II) dưới dạng kết tủa cu(OH)2↓ và

Ni(OH)2↓ khi tăng pH lên pH=9÷9,5. Khi đó dung dịch thu được có nồng độ Ni2+,

Cu2+, Cr3+ nhỏ hơn 10 ppm.

Bước 5. Hấp phụ nốt các kim loại nặng còn lại trong dung dịch nước thải bởi các vật liệu hấp phụ tự nhiên than bùn.

Sơ đồ khối của quy trình xử lý kim loại nặng trong nước thải mạ điện bằng biện pháp kết hợp khử - kết tủa và hấp phụ.

Hình 10.Sơ đồ khối của quy trình xử lý kim loại nặng trong nước thải mạ điện bằng biện pháp kết hợp kết tủa và hấp phụ

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng xử lý Niken trong nước thải mạ điện bằng phương pháp kết tủa kết hợp với hấp phụ sử dụng than bùn biến tính (Trang 27 - 29)