Phân bố thu hái và chế biến

Một phần của tài liệu Giáo trình- Dược liệu thú y- chương 6 potx (Trang 35)

Cây bách bộ mọc hoang nhiều ở vùng núi nước ta: Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa…

Còn mọc ở Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaixia, Châu Úc.

Mùa thu động, người ta đào củ về rửa sạch để nguyên củ hoặc bổ đôi đem phơi hay sấy khô.

3. Bộ phận dùng

Rễ củ (Radix Stemonae).

Củ thường cong queo, bổ đôi hay để nguyên, dài 5cm trở lên, rộng trên 0,5cm đầu trên hơi phình to, đầu dưới thuôn nhỏ. Mặt ngoài màu vàng nâu, có nhiều nếp nhăn. Mặt cắt ngang mô mềm vỏ dầy. Trụ giữa cứng. Vị đắng, hơi ngọt.

4. Thành phần hóa học

Trong rễ củ bách bộ (Stemona tuberosa) mọc ở Việt Nam có alcaloid (0,50 – 0,60%), trong đó alcaloid chính là tuberostemonin LG. Ngoài ra trong rễ củ còn có glucid (2,3%), lipid (0,84%), protid (9,25%) và acid hữu cơ (acid citric, malic, oxalic…).

5. Tác dụng và công dụng

Dịch chiết rễ bách bộ, alcaloid toàn phần và tuberostemonin LG. đều biểu hiện không độc ở liều thí nghiệm (165g rễ, 750mg alcaloid toàn phần, 1875mg tuberostemonin LG/1kg thể trọng chuột nhắt trắng).

- Dịch chiết rễ bách bộ, alcaloid toàn phần và tuberostemonin LG đều có tác dụng giảm ho, long đờm rõ rệt.

- Dịch chiết rễ bách bộ 2/1 làm giảm hoạt động của giun đũa lợn, dung dịch tuberostemonin LG 0,15% làm liệt hoàn toàn và chết giun đũa lợn sau 3 giờ.

Tubrostemonin LG có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như: Bacillus subtilis, Bacillus pumilus, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Klebsiella.

Bách bộ được dùng làm thuốc trị ho, ngày uống 6 – 20g dưới dạng sắc hoặc nấu thành cao. Thường dùng phối hợp với một số vị thuốc khác.

Trị giun đũa: Ngày uống 7 – 10g dưới dạng thuốc sắc, uống 5 ngày liền vào buổi sáng lúc đói, sau uống thuốc tẩy.

Trị giun kim: Bách bộ tươi 40g (hoặc 20g bách bộ khô) đun với 200ml nước cô còn 30ml thụt giữ 20 phút điều trị liền trong 10 – 12 ngày.

Một phần của tài liệu Giáo trình- Dược liệu thú y- chương 6 potx (Trang 35)