hội.
19TS. Thái Trí Dũng. (2012). Kỹ năng giao tiếp và thương lượng trong kinh doanh. NXB Lao động - Xãhội. hội.
và luôn nhận sự thua thiệt, nhất là khi gặp phải đối tác chuyên áp dụng kiểu “thắng-thua”.
2.7.4. Giao tiếp kiểu “thua – thua”
Khi hai bên đều cố tình chọn kiểu “thắng – thua” để giao tiếp với nhau, tức là cả hai kiên quyết giữ vững lập trường của mình một cách ương bướng, thì kết quả sẽ là Thua – Thua. Cả hai bên đều thua, vì mối quan hệ giữa hai bên đã trở nên căng thẳng và kết quả của cuộc giao tiếp là không thành.
2.7.5. Giao tiếp kiểu “thắng – thắng hoặc không hợp đồng”
Là kiểu giao tiếp mà trong đó nếu hai bên không đưa ra được giải pháp có lợi cho cả hai thì thà là không hợp tác; bởi như thế còn tốt hơn là thực hiện một giải pháp chỉ có lợi cho một bên. Khi chọn kiểu giao tiếp này, thường các đối tác cảm thấy thoải mái hơn về mặt tâm lý và tự do hơn trong hoạt động của mình.
III. KẾT LUẬN
Giao tiếp là một hoạt động cơ bản, một nhu cầu không thể thiếu của con người. Có rất nhiều loại hình giao tiếp, tùy theo mục đích, phạm vi, tính chất,... mà chúng ta lại có những cách phân chia khác nhau. Vì vậy, những nghiên cứu và công bố về nội dung này rất đa dạng, phong phú và toàn diện. Tùy vào những hoàn cảnh, tình huống và đối tượng giao tiếp mà con người có thể lựa chọn một hình thức giao tiếp sao cho phù hợp, vừa đảm bảo có thể truyền tải đầy đủ, chính xác nội dung vừa không làm mất lòng đối phương.
Trên đây, chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp và phân tích các công bố về những hình thức giao tiếp nhằm có cái nhìn bao quát nhất về đề tài này. Trong đó, chúng tôi
kết luận rằng, có 4 loại hình giao tiếp phổ biến nhất là: Giao tiếp qua lời nói (Verbal communication), Giao tiếp qua văn bản (Written communication), Giao tiếp qua hình ảnh (Visual communication) và Giao tiếp phi ngôn ngữ (Nonverbal communication).
- Giao tiếp bằng lời (Verbal communication): là việc sử dụng ngôn ngữ để chuyển thông tin thông qua ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ ký hiệu. Đây là một trong những kiểu phổ biến nhất, thường được sử dụng trong các buổi thuyết trình, hội nghị truyền hình và các cuộc gọi điện thoại, các cuộc họp và các cuộc trò chuyện trực tiếp. Giao tiếp bằng lời rất quan trọng. Nó có thể hữu ích để hỗ trợ giao tiếp bằng lời nói với cả giao tiếp không lời và bằng văn bản.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ (Nonverbal communication): là việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ và nét mặt để truyền đạt thông tin cho người khác. Nó có thể được sử dụng cả cố ý và vô ý. Ví dụ, bạn có thể vô tình mỉm cười khi nghe thấy một ý tưởng hay một thông tin thú vị và hay. Giao tiếp phi ngôn ngữ rất hữu ích khi cố gắng hiểu suy nghĩ và cảm xúc của người khác.
- Giao tiếp bằng văn bản (Written communication): là hành vi viết, đánh máy hoặc in các ký hiệu như chữ cái và số để truyền đạt thông tin. Nó rất hữu ích vì nó cung cấp một bản ghi thông tin để tham khảo.
- Giao tiếp bằng hình ảnh (Visual communication): là hành động sử dụng ảnh, nghệ thuật, bản vẽ, phác thảo, biểu đồ và đồ thị để truyền đạt thông tin. Hình ảnh thường được sử dụng như một sự hỗ trợ trong khi thuyết trình để cung cấp ngữ cảnh hữu ích cùng với giao tiếp bằng văn bản hoặc bằng lời nói.
Xác định đúng loại hình giao tiếp thích hợp là chìa khóa để chúng ta tự tin trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là đối với những bạn sinh viên đang theo học những ngành công tác xã hội hay những người làm việc trong môi trường dịch vụ.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dương Thị Diệu Hoa (Chủ Biên) và nhiều tác giả khác. (2008). Giáo trình Tâm Lý Học Phát triển. NXB Đại học Sư Phạm.