So sánh smart contract với hợp đồng truyền thống

Một phần của tài liệu tiểu luận cuối kỳ môn thanh toán quốc tế đề tài hợp đồng ngoại thương và các kiến thức liên quan (Trang 26 - 27)

4. HỢP ĐỒNG THÔNG MINH (SMART CONTRACT)

4.5. So sánh smart contract với hợp đồng truyền thống

Lợi thế của hợp đồng thông minh so với hợp đồng thường:

Hợp đồng thông minh không yêu cầu quyền của bên thứ ba xác minh tính xác thực của chúng. Điều này cho phép các bên tham gia hợp đồng tiết kiệm thời gian và tiền bạc cho một số giao dịch cụ thể.

Tính xác thực chắc chắn cũng là một lợi thế quan trọng. Đối với hợp đồng truyền thống thông thường có thể bị làm giả hoặc không được bảo vệ, xác minh một cách chính xác từ một chuyên gia có chuyên môn và chứng nhận trong ngành. Một vài thay đổi trong từ ngữ cũng có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới thoả thuận cuối cùng. Tuy nhiên, các hợp đồng thông minh được lưu trữ trên nền tảng blockchain nên chúng là bất biến (không thay đổi). Do đó, tất cả các thoả thuận đều được đánh dấu thời gian và phân phối trên nhiều nút mạng. Điều này ngăn chặn các thay đổi không đáng có khi các điều kiện đã được đưa vào hệ thống.

Một vấn đề khác đối với các hợp đồng truyền thống là chúng được ký kết trực tiếp bởi hai bên và phải biết rõ về nhau để đảm bảo rủi ro không thể xảy ra hoặc mức độ rủi ro có thể xảy ra thấp nhất có thể. Nhưng đối với hợp đồng thông minh, điều này không cần thiết vì nó yêu cầu sử dụng chữ ký số (chữ ký điện tử), và hai bên có thể không cần thiết gặp nhau hoặc không cần biết đối phương là ai.

Hợp đồng thông minh tiện lợi hơn rất nhiều so với hợp đồng thường vì nó cho phép thoả thuận nhanh chóng, minh bạch, an toàn và xác thực giữa các bên.

Bất lợi của hợp đồng thông minh so với hợp đồng thường:

Mặc dù hợp đồng thông minh có những lợi thế vượt trội hơn so với hợp đồng truyền thống và là giải pháp cho một số vấn đề quan trọng (ví dụ như gian lận). Tuy nhiên, vẫn có một số điểm mà hợp đồng thường lại cho thấy lợi thế của mình so với hợp đồng ngoại thương. Đối với hợp đồng thường, thông tin của hai bên phải đầy đủ, rõ ràng, minh bạch và có tính pháp lý. Nhưng đối với hợp đồng thông minh thì khác, chúng được lưu trữ trên nền tảng blockchain và các giao dịch trên blockchain chỉ cần sử dụng bút danh (nickname) cho các bên liên quan tới giao dịch. Điều này tuy không ẩn danh nhưng nó vẫn không có đầy đủ thông tin về các bên liên quan. Do đó, trong trường hợp có bất đồng xảy ra, đối với hợp đồng thông minh thì không thể mang ra toà giải quyết vì thông tin duy nhất về đối tác của mình chỉ là địa chỉ, bút danh hoặc có thêm số điện thoại chứ không hẳn là danh tính thật sự của họ.

23

Có thể tóm tắt lại sự khác nhau giữa hợp đồng thông minh và hợp đồng truyền thống qua bảng sau:

Hợp đồng thông minh

Nhanh chóng và hiệu quả

Bất biến (cố định, không thể thay đổi)

Không cần chứng thực bởi một bên thứ ba

Tiết kiệm chi phí Tự động thanh toán

Có thể sử dụng bút danh, danh tính ảo, chữ ký số

Hợp đồng thường

Tốn nhiều thời gian

Có thể chỉnh sửa bởi bất kỳ bên nào

Cần chứng thực bởi một bên thứ ba Tốn nhiều chi phí

Thanh toán thủ công

Phải sử dụng danh tính thật, chữ ký thực tế trên giấy tờ, có tính pháp lý

Một phần của tài liệu tiểu luận cuối kỳ môn thanh toán quốc tế đề tài hợp đồng ngoại thương và các kiến thức liên quan (Trang 26 - 27)