Tiêu chí sắp xếp, bố trí thứ tự thông tin trong bản tin thời sự

Một phần của tài liệu Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015) (Trang 42 - 46)

7. Cấu trúc của của luận văn

1.4.2. Tiêu chí sắp xếp, bố trí thứ tự thông tin trong bản tin thời sự

Theo Từ điển tiếng Việt: Bố cục là tổ chức, sắp xếp các thành phần tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Một bản tin thời sự đƣợc xây dựng bởi nhiều

35

yếu tố tin vắn, tin bình, tin sâu, chùm tin … hay tin trong các lĩnh vực khác nhau nhƣ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,.., Bố cục bản tin chính là phân chia tỷ lệ thời lƣợng, số lƣợng tin bài, sắp xếp, tổ chức các yếu tố này làm thành một bản tin thời sự hoàn chỉnh.

Kết cấu, bố cục bản tin giống nhƣ một chiếc cầu vững chắc dẫn dắt thính giả đi từ phần mở đầu, cho đến nội dung và kết thúc chƣơng trình. Thêm vào đó, một bản tin có kết cấu hợp lý sẽ thể hiện đƣợc phong cách chuyên nghiệp của những ngƣời thực hiện bản tin. Công việc này đòi hỏi bạn phải chọn lựa: thông tin đầu tiên của bản tin – đề tài mở màn. Một khi đề tài đó đã đƣợc quyết định, bạn phải xếp phần còn lại của bản tin theo từng chƣơng. Hãy tƣởng tƣợng là đề tài mở màn của bạn là đề tài chính trị, tiếp theo đó bạn phải sắp xếp các tin chính trị còn lại của bản tin. Nếu tiếp theo nữa, bạn cho rằng đề tài kinh tế là quan trọng, thì hãy sắp xếp tất cả các tin kinh tế, và cứ thế tiếp tục, cho đến khi tất cả các đề tài của bạn đã có chỗ đứng trong bản tin. Chính vì vậy dƣờng nhƣ cụm từ: Gần, hữu dụng, mới và thú vị trở thành câu

khẩu hiệu của các đài phát thanh địa phƣơng hiện nay.

Cơ sở để hình thành cấu trúc một tác phẩm là tính thực tiễn, nghĩa là bằng cách nào để tác phẩm có tác động lớn nhất đến công chúng. Việc phát đi những thông tin nào với mức độ nào cần căn cứ vào khả năng và nhu cầu thực tế của công chúng. Làm sao để họ có thể tiếp nhận thông tin đầy đủ và xử lý sáng tạo. Việc lựa chọn thông tin có giá trị là yêu cầu tối thƣợng của báo chí nhƣng tạo ra một cấu trúc hợp lý cũng không kém phần quan trọng. Cả hai yếu này đều phục vụ cho mục đích là thông tin không chỉ “nhập vào” mà còn “hoạt động” trong đầu độc giả, khán giả, thính giả. Những thông tin có chất lƣợng cao sẽ đƣợc công chúng tiếp nhận và trong sự xô đẩy với những cái đã đƣợc nhận thức từ trƣớc, sẽ có khả năng tăng cƣờng sự hiểu biết và hình hình những quan điểm cần thiết.

Khi một tác phẩm báo chí đƣợc thực hiện tốt về nội dung và hợp lý về cấu trúc thì tác phẩm đó có thể chỉ chứa đựng những thông tin phản ánh (mô

36

tả), nhƣng trong sự cọ sát với những thông tin đã có trƣớc đó, có thể sẽ là nguyên nhân để công chúng khai thác những yếu tố khác nhƣ giá trị hay tiêu chuẩn.

Bằng kinh nghiệm, mỗi ngƣời thực hiện bản tin có kỹ thuật sắp xếp tin của riêng mình. Một kỹ thuật dễ áp dụng là kiểm tra thông tin theo ba tiêu chí:

Thứ nhất, tầm quan trọng của thông tin: thông tin càng quan trọng, nó

càng đƣợc đƣợc đƣa lên đầu bản tin. Một số sự kiện tự nó và một cách khách qua có giá trị tác động lớn, một số khác thì không. Một số sự kiện thậm chí có thể thay đổi tiến trình của lịch sử. Sức nặng của một thông tin, giá trị nội tại của nó, rõ ràng là một tiêu chuẩn ƣu tiên trong việc lựa chọn và sắp xếp theo thứ bậc quan trọng các thông tin. Do vậy trong một tai nạn thiệt hại về sinh mạng con ngƣời quan trọng hơn thiệt hại về chất; trong các nghị quyết của chính phủ thì việc tăng thuế quan trọng hơn việc giảm kinh phí dành cho các trại giam, vì tăng thuế tác động đến toàn dân và đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Một thông tin quan trọng ảnh hƣởng tới rất nhiều ngƣời, thay đổi cuộc sống thƣờng ngày của họ, có ảnh hƣởng trực tiếp tới họ nhƣ bầu cử, thiên tai, xung đột

Thứ hai, sự hấp dẫn của thông tin: Muốn đƣợc thính giả theo dõi, bản

tin cần phải có cái hấp dẫn, có cái gì khơi dậy sự quan tâm của thính giả. Thính giả không phải ai cũng có gu thông tin giống nhau. Cho nên phải dựa vào định hƣớng về công chúng đối tƣợng của đài mà lựa chọn và sắp xếp theo thứ bậc các thông tin.

Đa số thính giả đều quan tâm đến cái mới và cái không thể sự kiện, cái quan trọng và những nhân vật quan trọng, các tin tức lớn nổi cộm. Bên cạnh đó, một số tin có thể gây đƣợc một sự phản ứng ở thính giả hoặc làm cho thính giả thay đổi cách xử sự. Nhƣ tin về bão lũ sẽ thúc giục ngƣời ta dự trữ lƣơng thực hoặc chuẩn bị sẵn những công cụ phòng chống. Những tin này tác động trực tiếp đến nhiều thính giả và có một “giá trị thích đáng”.

37

Bản tin muốn giữ thính giả thì phải luôn quan tâm làm nổi bật những gì liên quan đến lợi ích trực tiếp của thính giả.

Thứ ba, nhân tố gần – xa: phần lớn thính giả quan tâm đến đất nƣớc,

khu vực và thành phố của mình hơn là những gì xảy ra ở nơi khác. Vụ cƣớp một ngân hàng trong quận hay khu phố, làm cho dân cƣ ở đó nín thở, còn một vụ cƣớp vũ trang ở Chicago (Mỹ) khó có thể hấp dẫn thính giả ở Việt Nam. Một ngƣời chết do tai nạn sập hầm lò đã là một tin tức, nhƣng cần phải có đến hàng chục sinh mạng bị mất ở Vancouver (Canada), ở Bogota (Coolombia) hay nhiều hơn thế ở Sigapo may ra mới thành một tin đƣợc để ý.

Tiểu kết chƣơng 1

Có thể khẳng định, trong thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay, bản tin thời sự phát thanh luôn là phƣơng pháp chuyển tải thông tin một cách hữu hiệu ở tất cả các đài Phát thanh – Truyền hình địa phƣơng. Chuyển tải thông tin qua các bản tin thời sự luôn có ƣu thế để tác động tới chiều sâu nhận thức của công chúng. Chính vì vậy, vấn đề làm thể nào để bản tin thời sự phát thanh cung cấp thông tin đến thính giả có chất lƣợng luôn là vấn đề của các đài Phát thanh – Truyền hình địa phƣơng quan tâm.

Để có cơ sở khoa học trong thực hiện đề tài này, ở chƣơng 1 này, tác giả đã khái quát và trình bày các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn. Đó là các khái niệm nhƣ: Tin, bản tin, bản tin thời sự phát thanh. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày, phân tích, đánh giá vai trò, vị trí của bản tin thời sự đối với phát thanh trong bối cảnh cạnh tranh thông tin. Đặc biệt, tác giả đã đƣa ra những tiêu chí cụ thể để xây dựng một bản tin thời sự phát thanh địa phƣơng. Đây là những cơ sở quan trọng để tác giả tiếp tục triển khai việc nghiên cứu đánh giá chất lƣợng bản tin thời sự phát thanh trên sóng phát thanh của Đài PT-TH Bắc Giang, Bắc Ninh và Lạng Sơn một cách toàn diện ở chƣơng 2 của luận văn.

38

Chƣơng 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BẢN TIN THỜI SỰ PHÁT THANH TRÊN ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH BẮC GIANG,

BẮC NINH, LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu Bản tin thời sự phát thanh địa phương (Khảo sát trên đài phát thanh truyền hình Bắc Giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn từ tháng 10 2014 đến tháng 4 2015) (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)