7. Cấu trúc của của luận văn
2.1.3. Đài Phát thanh và Truyền hình Lạng Sơn
Đài Phát thanh Lạng Sơn đƣợc thành lập theo quyết định số 18UB/QĐ-TC ngày 21/7/1979 của UBND tỉnh và sau này là Quyết định số 127 UB/QĐ-TC ngày 18/3/1991 về việc thành lập Đài Phát thanh- Truyền hình Lạng Sơn. Với sự quan tâm đầu tƣ của Trung ƣơng và của tỉnh đến nay Đài Phát thanh- Truyền hình Lạng Sơn đã cơ bản hoàn thiện cả về kỹ thuật và nội dung, không chỉ sản xuất, phát sóng các chƣơng trình phát thanh, truyền hình địa phƣơng mà còn tiếp sóng toàn bộ các chƣơng trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam.
Hệ thống thiết bị phát sóng của Đài gồm máy phát thanh BDC-1KW, máy phát thanh BE-10KW; máy phát hình màu TOSHIBA-5KW, máy phát hình màu THOMCAST- 0,5KW, Máy phát hình màu VTC- 2KW.
41
Cùng với sự không ngừng đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, những năm qua, Đài phát thanh- Truyền hình Lạng Sơn cũng đƣợc tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực nhằm thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đáp ứng nhu cầu nghe phát thanh của nhân dân và đồng bào các dân tộc. Tại thời điểm từ tháng 10/2014 đến hết tháng 4/2015 trong thời gian khảo sát thực hiện đề tài, Đài PT- TH Lạng Sơn có 176 cán bộ công nhân viên chức, trong đó trình độ đại học chiếm trên 70%. Cơ cấu tổ chức gồm có 1 giám đốc, 2 phó giám đốc và 10 phòng gồm: phòng Tổ chức- Hành chính, Phòng thời sự, Phòng chuyên đề, Phòng Biên tập, Phòng Thông tin điện tử, Phòng Văn nghệ và Giải trí, Phòng chƣơng trình tiếng Dân tộc, Phòng Kỹ thuật và Công nghệ Sản xuất chƣơng trình; Phòng Kỹ thuật và công nghệ truyền dẫn phát sóng; Phòng Dịch vụ và Quảng cáo.
Hiện tại mỗi ngày Đài PT-TH Lạng Sơn sản xuất 2 chƣơng trình phát thanh tiếng Kinh, 2 chƣơng trình phát thanh tiếng Dao, tiếng Tày- Nùng với tổng thời lƣợng phát sóng 4 giờ/ngày. Các chƣơng trình thời sự của đài đƣợc phát trên máy phát AM 10KW, FM 1KW chạy liên tục từ 5 giờ sáng đến 24 giờ trong ngày; đồng thời Đài đã tập trung tuyên truyền một cách kịp thời chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, cấp ủy, chính quyền địa phƣơng đến với mọi tầng lớp nhân dân và các dân tộc trong tỉnh, phản ánh một cách toàn diện tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh, động viên khích lệ tinh thần lao động sản xuất, học tập, biểu dƣơng các nhân tố mới, các nhân tố điển hình tiên tiến, tích cực đấu tranh ngăn chặn từng bƣớc đẩy lùi tệ nạn xã hội …; đồng thời là cầu nối giữa Đảng với dân, phản ánh tâm tƣ nguyện vọng của nhân dân, các dân tộc tới các cấp lãnh đạo, quản lý để giúp các nhà lãnh đạo, quản lý kịp thời điều chỉnh hoặc hoạch định những chính sách phù hợp, hiệu quả trong nhiệm vụ chính trị cũng nhƣ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
42