Toàn cầu hóa làm gia tăng tình trạng phân hóa giàu nghèo và trình độ phát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động của xu thế toàncầu hóa đối với nền kinh tế thế giới (Trang 25 - 27)

triển giữa các nước phát triển và đang phát triển

Không thể phủ định toàn cầu hóa kinh tế đã và mang lại những ảnh hưởng tích cực, tuy nhiên, chúng ta cần nhìn nhận và chỉ ra những tác động tiêu cực của quá trình này với từng đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, xu thế này góp phần gia tăng tình trạng phân hóa giàu – nghèo và trình độ phát triển giữa các nước phát triển và đang phát triển.

Object 41

Biểu đồ 15: GDP/người của các nước phát triển và đang phát triển (2000 – 2020)

NGUỒN: WB Phân tích:

Theo số liệu của tổ chức World Bank, trong giai đoạn 2000 – 2020, khoảng cách thu nhập bình quân đầu người giữa các nước phát triển và đang phát triển ngày càng lớn. Cụ thể là, năm 2000, tỉ lệ thu nhập bình quân đầu người giữa các nước phát triển và đang triển là 44:1. Tuy nhiên, tỉ lệ này đã tăng gấp nhiều lần (75:1) vào năm 2015.

Sự chênh lệch này được giải thích bằng những lý do dưới đây:

Một là, quá trình toàn cầu hóa kinh tế diễn ra sự cạnh tranh không bình đẳng giữa các nước phát triển và đang phát triển. Xu thế này tạo ra những cơ hội, phát triển với những quốc gia biết tận dụng khôn khéo lợi thế của các luồng hàng hóa, dịch vụ. Trên

thực tế, trong quá trình đàm phán quốc tế, các nước phát triển áp đặt quy định theo hướng có lợi cho họ, phát huy tuyệt đối nguồn tài nguyên, lợi thế của mình. Điều này khiến các nước đang phát triển khó phát huy ưu điểm, ngược lại, những nhược điểm càng bị khoét sâu hơn. Hệ quả là, các nước phát triển ngày càng trở nên giàu có, ngược lại, cá nước đang phát triển không có cơ hội trở nên giàu có, khoảng cách giàu – nghèo vì thế trở nên sâu rộng hơn.

Hai là, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ trở thành lợi thế kinh tế của các nước đang phát triển bị suy giảm, khả năng cạnh tranh bị hạn chế. Thật vậy, nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh mẽ từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Những yếu tố như: tài nguyên khoáng sản phong phú, nguồn nhân công rẻ mạt, giá thành nguyên liệu rẻ – vốn là ưu điểm của các nước đang phát triển, đang trở nên mai một, ngày càng yếu đi. Thay vào đó là kỹ thuật, khoa học công nghệ, máy móc hiện đại lên ngôi, quyết định giá thành sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh cho các nước phát triển.

Object 44

Biểu đồ 16: Số lượng bài báo về khoa học – công nghệ (2000 – 2018) NGUỒN: WB

https://data.worldbank.org/indicator/IP.JRN.ARTC.SC?most_recent_value_desc=false

Theo số liệu của tổ chức World Bank, trong giai đoạn 2000 – 2018, số lượng bài viết về chủ đề khoa học – công nghệ trên thế giới có xu hướng tăng: từ 1.067.910 bài viết vào năm 2000 đến 2.554.373 bài vào năm 2018. Tỉ lệ này thể hiện mức độ quan tâm của thế giới dành cho lĩnh vực này. Điều này cho thấy công nghệ - thông tin đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, các quốc gia đang phát triển cần đẩy mạnh phát triển khoa học – công nghệ để tránh tụt hậu, dễ dàng bị đào thải trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa.

Một minh chứng khác cho thấy vai trò quan trọng của việc áp dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật vào cuộc sống hiện đại. Dịch bệnh COVID-19 hoành hành ở các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên nhờ khoa học – công nghệ phát triển mà các quốc gia phát triển, điển hình là Mỹ, Úc từ nơi có ca nhiễm nhiều nhất trong cộng đồng đến nay đã khống chế thành công sự lây lan của dịch bệnh và sản xuất thành công vaccine phân phối toàn cầu.

Ba là, với năng lực cạnh tranh cao về mọi mặt, các nước phát triển luôn chiếm ưu thế vượt trội trong quan hệ kinh tế để thu nhiều lợi nhuận nhất. Các nước đầu tư đã và đang phân phối sự giàu có của mình, giúp các nước nghèo đói khai thác và chỉ họ cách thức tạo ra sự giàu có cho riêng mình. Bên cạnh đó, các nước đầu tư cũng có thể mở rộng thị trường của mình qua việc làm cho một bộ phận dân cư ở các nước nhận đầu tư trở nên giàu có hơn, và do đó, có điều kiện tiêu dùng sản phẩm của mình. Do đó, các nước có quyền bán hàng độc quyền tại các nước này, giành phần lớn lợi ích đầu tư về mình. Một ví dụ điển hình là 2 công ty Coca Cola và Pepsi dẫn đầu trong ngành công nghiệp chế biến nước giải khát, và khó có cơ hội cho công ty nhỏ lẻ cạnh tranh với họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những tác động của xu thế toàncầu hóa đối với nền kinh tế thế giới (Trang 25 - 27)